Nỗi lo trước mùa vụ

Suốt 3 tháng nay, chờ hoài mà chẳng thấy lũ xuất hiện, vì thế chắc chắn trong thời gian tới chuột sẽ hoành hành dữ dội.
Nhằm giảm thiểu thiệt hại, mấy ngày qua cả nhà tui phải hì hục đào phá hàng chục cái hang trên các bờ ruộng để tiêu diệt chuột”.
Theo lời anh Sáu, năm ngoái không có lụt lớn nên 2 mùa lúa gần đây chuột sinh sôi nảy nở rất nhiều và gây hại với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
“Chú Tư biết không, do toàn bộ 5 sào lúa của tui đều nằm sát vùng gò đồi, trong khi đó tui lại chủ quan không thực hiện các biện pháp tiêu diệt chuột nên vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu vừa qua ruộng lúa liên tục bị nó cắn phá từ khi cây mạ mới lên xanh cho đến lúc chín.
Vì vậy, năng suất bình quân 1 sào chỉ đạt 260kg khô, giảm 60kg so với những mùa trước.
Bây giờ, nếu tiếp tục lơ là thì vụ lúa sắp tới sẽ lại khổ vì chuột” – anh Sáu Châu Thủy nói.
Xế chiều, trên đường về, Tư Ruộng tranh thủ ghé thăm vợ chồng chị Ba Lang Châu ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên.
Vừa nghe Tư tôi hỏi về hiệu quả của mô hình trồng rau dền đỏ và mồng tơi chuyên canh trên cánh đồng Bà Thụ, chị Ba liền chậc lưỡi: “Mùa mưa năm 2014, chờ mòn mỏi nhưng chẳng thấy ông trời ban cho trận lụt.
Không có lụt, đất không có phù sa nên suốt cả năm nay rau mồng tơi, dền đỏ sinh trưởng và phát triển rất tệ, dù rằng tui đã tăng cường thêm một lượng phân bón khá lớn.
Thời gian qua, tuy giá bán sản phẩm vẫn giữ ở mức ổn định nhưng do sản lượng rau thu hoạch giảm 20 - 25% so với những mùa trước nên năm 2015 này gia đình tui mất khoảng 6 triệu đồng tiền lãi từ 4 sào đất chuyên canh 2 loại rau ấy.
Giữa tháng 9 dương lịch đến nay, ngóng mãi mà cũng không thấy lũ về, rồi đây tui và người dân trong vùng nhiều khả năng sẽ lại ôm nỗi buồn vì sản lượng rau màu đạt thấp do thiếu phù sa”.
Khi tối, trò chuyện với Tư Ruộng, anh Hai Trồng Trọt cho biết, bên cạnh việc triển khai sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại thì đông xuân 2015 - 2016 nông dân Quảng Nam mình sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa.
Theo anh Hai, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên thời gian đến rất khó có khả năng xuất hiện lũ lớn.
Chính vì vậy, ngoài nỗi lo cây trồng phát triển kém do đồng ruộng không được bồi đắp thêm những lớp phù sa mới thì trong vụ đông xuân sắp tới chuột sẽ là đối tượng gây hại nặng cho cây lúa và nhiều loại hoa màu khác.
Anh Hai Trồng Trọt nói: “Theo lịch thời vụ do ngành nông nghiệp đưa ra thì thời gian xuống giống số diện tích lúa tui vừa nêu sẽ bắt đầu từ ngày 15.12.2015 và kết thúc vào 5.1.2016.
Để hạn chế thiệt hại, ngay từ bây giờ những đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương cần khẩn trương huy động nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh ra quân tiêu diệt chuột bằng nhiều biện pháp.
Trong đó, phải đặc biệt lưu ý ở những khu vực gò cao, ven làng, ven bờ, vì thời điểm này chuột thường sống tập trung tại các nơi ấy.
Chú Tư mi để mà coi, nếu nơi nào chủ quan không lo diệt chuột trước khi bắt tay vào việc sản xuất thì chắc chắn sẽ đối mặt với nguy cơ mất mùa nghiêm trọng vì sự tác oai tác quái của lũ chuột”.
Related news

Trong khuôn khổ chương trình “Chắp nối cung - cầu hàng hoá giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam – năm 2015” vừa được Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức.

Do không chủ động được cơ bản nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, nên trung bình hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.