Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niên vụ sắn 2015-2016 lo rệp sáp bột hồng gây hại

Niên vụ sắn 2015-2016 lo rệp sáp bột hồng gây hại
Publish date: Monday. April 27th, 2015

Từ niên vụ sắn 2014 - 2015, rệp sáp bột hồng đã xuất hiện gây hại sắn ở xã Xuân Quang 1, Xuân Lãnh. Đến niên vụ sắn 2015 - 2016, rệp sáp bột hồng lây lan ra các vùng trồng sắn của xã Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân). Điều đáng lo là hiện nay rệp sáp bột hồng xuất hiện vào thời điểm sắn còn non và vào mùa nắng.

Ông Bùi Văn Tứ, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân, cho biết: Năm ngoái, tại các xã Xuân Quang 1, Xuân Lãnh, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại cuối tháng 9; lúc đó đang bước vào mùa mưa, mà đặc điểm của rệp sáp bột hồng là mùa mưa chúng tự chết. Còn hiện nay, chúng xuất hiện đầu mùa nắng nên khả năng lây lan nhanh. Hơn nữa, năm ngoái thời điểm đó sắn đã cho củ, còn năm nay sắn non nên khả năng mất năng suất rất lớn.

Tại vùng trồng sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại ở thôn Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3), cây sắn trồng 3 tháng tuổi nhưng cao không quá 3 gang tay người lớn. Ông Huỳnh Văn Dùm, nông dân ở thôn Thạnh Đức có 4 sào sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại, cho hay: Ban đầu lá sắn bị xoăn đọt, cứ nghĩ bị rầy nên gia đình phun thuốc nhiều lần nhưng sắn vẫn bị vàng lá, không phát triển được.

Sự xuất hiện của rệp sáp bột hồng thực sự nguy hiểm đối với các vùng trồng sắn trong tỉnh, do chúng lây lan chủ yếu qua đường hom giống, các dụng cụ canh tác và gió. Khi sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại hầu hết không cho năng suất, người trồng sắn thiệt hại lớn về kinh tế. Trước đó, trung tuần tháng 9/2014, xã An Hải (huyện Tuy An) là nơi rệp sáp bột hồng xuất hiện đầu tiên.

Bà Nguyễn Thị Xin ở xã An Hải trồng 4 sào sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại, cho hay: “Mấy năm trước, đến mùa thu hoạch sắn, tôi được 12 triệu đồng. Năm rồi, sắn bị nhổ, đốt và tiêu hủy toàn bộ nên tôi trắng tay. Vùng này có đến 15ha sắn bị thất thu như vậy. Theo tính toán của nhiều người trồng sắn, đến vụ thu hoạch, sau khi trừ chi phí, người trồng sắn lãi 20 đến 25 triệu đồng/ha (tùy theo trồng ở vùng đất gò đồi hay triền soi).

Như vậy chỉ riêng vùng trồng sắn ở xã An Hải bị rệp sáp bột hồng gây hại, người trồng sắn bị thiệt trên 300 triệu đồng.

Để ngăn chặn rệp sáp bột hồng gây hại, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đã tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân trồng sắn. Thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, cho biết, thông qua các lớp tập huấn, ngành Bảo vệ thực vật tuyên truyền để người trồng sắn biết về khả năng lây lan, gây hại của rệp sáp bột hồng, các biện pháp phòng trừ.

Cơ quan bảo vệ thực vật phối hợp với UBND các xã vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác. Khi sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại thì tiến hành tiêu hủy nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng, đặc biệt là không sử dụng cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm giống trong vụ trồng mới.

Thạc sĩ Mạnh cho biết thêm, nông dân khi làm đất trồng sắn cần phải triệt để tàn dư cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng và cây ký chủ phụ. Người trồng nên chọn hom giống không bị nhiễm rệp sáp bột hồng để trồng và phải xử lý hom giống trước khi trồng. Người trồng phải chăm sóc tốt để cây sắn phát triển nhanh, tăng sức chống chịu dịch hại. Trồng sắn với mật độ hợp lý, bón phân đầy đủ, cân đối để cây sắn phát triển khỏe mạnh tăng khả năng chống chịu rệp.

Người trồng thường xuyên vệ sinh ruộng sắn, diệt sạch cỏ dại, cây ký chủ phụ để rệp không có nơi cư trú, đồng thời luân canh cây sắn với các cây trồng khác như đậu, lúa nước… để giảm nguy cơ xuất hiện rệp sáp bột hồng. Khi phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng, một số thiên địch trên đồng ruộng thấp thì phải phun trừ rệp sáp bột hồng trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao quanh trong phạm vi tối thiểu 30m bằng các thuốc trừ sâu gốc Thiamethoxam, sử dụng theo nồng độ khuyến cáo và phun với lượng dung dịch nước thuốc đã pha là 600 lít/ha, phun theo nguyên tắc 4 đúng.


Related news

Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê

Như NTNN đã đưa tin, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đang xuất hiện tình trạng sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) tàn phá cây cà phê, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Theo các chuyên gia nông nghiệp, loại sâu này hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.

Monday. July 20th, 2015
Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ

Chỉ với 4 con chim trĩ giống nuôi từ năm 2011, đến nay anh Trần Văn Chức, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đã nhân thành công mô hình nuôi chim trĩ hàng hóa và trở nên khấm khá.

Monday. July 20th, 2015
Khoai môn ế ẩm, nông dân bấm bụng băm cho cá ăn Khoai môn ế ẩm, nông dân bấm bụng băm cho cá ăn

Hồi đầu năm 2014, trước mức giá hấp dẫn của khoai môn (dao động từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, có lúc lên đến 18.000 đồng/kg), nhiều nông dân ở An Giang đổ xô đi trồng khoai.

Monday. July 20th, 2015
Thanh Hóa dừng xây dựng đề án quy hoạch cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án quy hoạch cây mắc ca

Ngày 19.7, Sở NNPTNT Thanh Hóa, cho biết ngành nông nghiệp tỉnh này khuyến cáo tuyệt đối không được trồng rộng rãi cây mắc ca ở những diện tích chưa qua khảo nghiệm.

Monday. July 20th, 2015
Hồng hoa cây dược liệu quý giúp thoát nghèo Hồng hoa cây dược liệu quý giúp thoát nghèo

Hồng hoa là loại cây dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. So với các cây trồng ngắn ngày truyền thống, như: sắn, ngô, lúa, đậu, lạc... trồng hồng hoa mang lại lợi nhuận cao hơn.

Monday. July 20th, 2015