Niềm vui an cư ở quê cũ

An cư lạc nghiệp
Con đường bê tông dẫn vào làng Trà Hương (thôn Đại Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) phẳng tắp, tinh tươm.
Ngay dưới những nóc nhà kiên cố, người Ba Na đón khách bằng tiếng nhạc xập xình được phát ra từ những chiếc tivi mới sắm. Già làng Phan Chí Thành vui nói:
“Cuộc sống của người Ba Na giờ đã khá rồi, có xe, tivi mới nên ai cũng vui”.
Anh Trần Văn Miên đã biết làm kinh tế nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt.
Trong ký ức của già, hơn 10 năm về trước ông là người tiên phong di cư về quê cũ làng Trà Hương.
Đi theo ông có hơn 10 hộ dân, mang theo cơm, nước uống, băng rừng, lội suối trong nhiều ngày liền.
Lúc mệt nhọc, người Ba Na tá túc qua đêm trên nẻo đường tạm để có thể đặt chân đến nơi ở mới.
“Sống tại Trà Hương là về với nơi chôn rau cắt rốn, mảnh đất quê hương của chúng tôi. Lúc đầu khó khăn nhưng nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ, người dân chăm chỉ làm ăn nên cuộc sống đã ổn định”- già Thành khoe.
Nổi tiếng làm kinh tế giỏi ở làng Trà Hương là anh Trần Văn Miên.
Nhờ vào cần cù học hỏi, gia đình anh đã sở hữu 5 con bò, hơn 10 con heo và quản lý 5 sào rừng, nhờ vậy mà đủ tiền trang trải để nuôi 4 đứa con ăn học.
“Về nơi ở mới, chúng tôi không còn tổ chức đám cưới tại nhà rông như trước đây nữa.
Thay vào đó là dựng rạp, thuê nhạc về tại làng đánh xập xình để bà con chung vui. Có giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế đầy đủ nên hễ đau là đến bệnh viện chứ không nằm nhà tự chữa”- ông Miên chia sẻ.
Cũng có một số phong tục mà người Ba Na tại làng Trà Hương vẫn giữ. Đó là các lễ hội làng, đám cưới, đám hỏi, tết… họ đều đánh cồng chiêng, trống và sinh hoạt tại nhà rông.
Cả làng có hẳn đội cồng chiêng khoảng 16 người, già có, trẻ có. Theo họ, đó là cách để người trong làng dạy cho con cháu giữ gìn nét văn hóa Ba Na trên vùng đất mới.
Sát vai giữ rừng
" Hiện làng Trà Hương đã có 14 hộ dân và 59 khẩu. Văn hóa của dân tộc Ba Na vẫn được giữ vững. Vào các ngày lễ hội vẫn đánh cồng chiêng..., tham gia các trò chơi bắn cung, nhảy múa...
Họ còn tích cực tham gia các cuộc thi, hội thao và đều đạt giải cao”. Ông Nguyễn Tấn Đạt
Từ khi có người Ba Na về sinh sống, khu rừng phòng hộ rộng hơn 7ha tại làng Trà Hương vắng bóng lâm tặc, tình trạng phá rừng đã không còn.
Để giữ bình yên cho khu rừng, ngày đêm, các anh Miên, Dũng, Bương và Mon (thành viên đội giữ rừng) vẫn chong đèn lặn lội vào rừng sâu để thăm nom từng khoảnh rừng.
Về nhà, họ còn tuyên truyền và vận động người dân trong làng chung tay giữ rừng.
Ông Nguyễn Tấn Đạt- Chủ tịch UBND xã Cát Lâm cho hay:
Xã đã cấp 600m2 ruộng/khẩu và 200m2 đất ở/hộ cho người dân Ba Na, đồng thời bà con còn được hỗ trợ để cất nhà. Giếng nước sạch, điện, đường, cầu… đã được xây dựng kiên cố để giúp người dân Ba Na ổn định tại nơi ở mới.
Related news

Tại Cửa Việt, nhiều đoạn đê, kè bị sóng lớn đánh sập đổ, nhất là khu vực Cảng Xăng dầu Cửa Việt. Lượng mưa đo được tại Hải Sơn là 759 mm, Hải Tân là 591 mm, Cửa Việt là 519 mm. Cầu tràn Ba Lòng thuộc huyện Đakrông bị ngập trên 2 m gây chia cắt, không đi lại được

Cùng với thành công của nhiều hộ ND nuôi cá lăng lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, mới đây Tập đoàn Cá tầm Việt Nam triển khai nuôi cá tầm lồng với quy mô lớn nhất nước trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Buôn Tu Srah (huyện Lăk, Đăk Lăk).

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011

Cứ mỗi buổi sáng, nhà chị Đậu ở An Giang gồm 5 người chạy ghe theo con nước lớn sang cánh đồng Campuchia lân cận để hái bông súng về bán. Miền Tây vào mùa nước nổi là thời gian dân sống dựa vào loài hoa trắng này

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã và đang tích cực xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng VietGAP, tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm giữ vững thương hiệu chè đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận.