Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)
Nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) bắt đầu từ những thập niên 80. Ban đầu, nông dân tận dụng nguồn rơm của gia đình, sản xuất theo qui mô nhỏ để ăn và đem bán cho các chợ vườn.Từ khi có Công ty Mê Kông thu mua chế biến xuất khẩu thì nghề trồng nấm rơm phát triển khá nhanh, nguyên liệu rơm được thu mua từ các nơi theo thời điểm thu hoạch lúa. Từ đó, hình thành chợ rơm nổi tiếng bật nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đây, sau khi tìm thuê được đất để chất nấm, người trồng nấm rơm chỉ cần đến chợ rơm cầu Bông Súng, xã Tân Hòa mua ghe rơm kéo về đến địa điểm để tiến hành ủ rơm chất nấm. Chợ rơm khi đó khá tấp nập, người trồng nấm rơm tha hồ lựa chọn và ngã giá để chọn được một ghe rơm ưng ý.
Hiện nay, khi máy gặt đập liên hợp được đưa vào sử dụng phổ biến, lượng rơm rơi vãi trên đồng, việc thu gom rơm phải tốn nhiều chi phí phí hơn, giá thành mỗi ghe rơm đem về tới bến khá cao, người trồng nấm rơm gặp rất nhiều rủi ro. Từ đó chợ rơm không còn sung túc như xưa, người trồng nấm rơm phải đặt hàng trước hoặc trực tiếp đến tận ruộng, thuê đất và mua rơm trực tiếp trên từng cánh đồng, tập kết đến nơi cao ráo tiến hành trồng nấm.
Với cách làm này, người trồng nấm đã tiết kiệm chi phí vận chuyển rơm đáng kể, nhưng phải tốn nhiều lao động từ khâu gom rơm đến kéo rơm. Sáng tạo hơn, người dân đã biết dùng máy gom rơm tiết kiệm khá nhiều công sức.Tuy nhiên, việc chất nấm rơm tại đồng cũng gặp khó vì phải điều lao động đi xa, người chủ trồng nấm phải dựng lều ở tại chỗ trong suốt thời gian chăm sóc và thu hoạch nấm.
Anh Trần Văn Lực, nông dân có thời gian trồng nấm rơm lâu năm theo kiểu cơ động này cho biết: “Nếu tính chi phí mua rơm, gom rơm và đội rơm thì việc tập kết rơm tại đồng theo khối lượng rơm tương đương với một ghe rơm đã tiết kiệm gần 20% chi phí.
Việc vận chuyển nấm rơm đi bán cũng thuận lợi vì hệ thống giao thông hiện nay khá phát triển đến tận đồng ruộng, từ đó hạn chế phần nào rủi ro khi gặp thời tiết bất lợi, năng suất thu hoạch không đạt yêu cầu”.
Việc tận thu nguồn rơm trên đồng ruộng để trồng nấm rơm theo phương thức “du canh” có ưu điểm là hạn chế dần tình trạng đốt rơm tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tạo việc làm cho nông dân và cùng sản phẩm nấm rơm giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người dân.
Related news
Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.
Anh nông dân Hoa Sĩ Hiền ở xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang không phải là một nhà khoa học. Anh không có học hàm học vị, song giống lúa mà anh nghiên cứu ra có thể giúp bà con nông dân không tốn một giọt thuốc bảo vệ thực vật nào
Một phần tư sản lượng gạo của Thái Lan, nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, có thể đã bị “chìm” trong nước lũ. Giá 1 tấn gạo của Thái Lan có thể sẽ tăng hơn 34% sau lũ và phần nào tác động đến giá lương thực thế giới
Trước yêu cầu khống chế các loại dịch bệnh gây hại trên lúa, đặc biệt là dịch rầy nâu, ngành nông nghiệp đề ra giải pháp gieo sạ đồng loạt, tập trung để né rầy. Điều này kéo theo là thời vụ thu hoạch lúa cũng tập trung, trong khi đó máy gặt đập liên hợp trong vùng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân
UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người nuôi tôm… trong tỉnh được phép nhập tôm giống và thả nuôi tôm trở lại kể từ ngày 1-6. Như vậy sau hơn 1 tháng tạm ngưng thả giống do tình trạng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, nay môi trường nuôi đã ổn định, thời tiết thuận lợi… nên tỉnh cho phép thả nuôi nhằm tăng cường nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.