Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Những Rủi Ro Ảnh Hưởng Đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Chăn Nuôi

Những Rủi Ro Ảnh Hưởng Đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Chăn Nuôi
Publish date: Wednesday. April 30th, 2014

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ vinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng rất chú trọng, bà con chăn nuôi ngày càng có ý thức tốt hơn về việc chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, vấn đề thịt, quầy thịt có chứa các chất tăng trưởng, tồn dư kháng sinh, vi khuẩn vượt quá quy định… vẫn còn khá phổ biến. Trong thực tế việc tuân thủ theo các quy định, để sản phẩm tạo ra được an toàn còn nhiều vấn đề bất cập và nó liên quan đến nhiều đối tượng như người chăn nuôi, cơ sở giết mổ, người vận chuyển và tiểu thương buôn bán thịt.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi:

Đầu tiên là về thức ăn: Việc trộn các kháng sinh, hóa chất cấm, hoặc phối trộn nguyên liệu thức ăn có chứa nấm mốc, có lẫn những mảnh vỡ kim loại, sử dụng các bao bì chứa hóa chất để chứa thức ăn, không vệ sinh các dụng cụ nghiền trộn thức ăn, nhất là sau khi trộn thức ăn có thuốc... là những việc mà bà con vô tình đưa những nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua thức ăn.

Sử dụng những loại thuốc cấm, chất kích thích tăng trưởng: Sẽ gây tác động rất xấu cho sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không may sử dụng phải sản phẩm này sẽ làm rối loạn chuyển hóa, tăng trưởng cơ thể. Khi sử dụng nhiều và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Riêng đối với việc tồn dư lượng kháng sinh trong quầy thịt quá mức quy định cũng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh cho người sau này. Tóm lại, bà con cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ chế phẩm thuốc thú y nào. Tốt nhất là nên tham khảo người có chuyên môn.

Về nước uống: Đây là yếu tố thường bà con chăn nuôi ít quan tâm. Phần lớn nguồn nước uống sử dụng trong chăn nuôi là nước giếng. và nguồn nước này dễ  nhiễm các chất có hại từ môi trường xung quanh như hóa chất, thuốc BVTV, vi sinh. Dụng cụ chứa nước không được vệ sinh cũng có thể là tác nhân gây nhiễm bẩn nước.

Trong trường hợp kim bị gãy sót lại trên quầy thịt: Do lúc tiêm hoặc lúc đánh đuổi gia súc, đổi chuồng hoặc lúc bán tuy ít thấy nhưng thực tế vẫn có. Thường thì khi kim gãy, đoạn kim đó sẽ tồn tại trong các mô, gây ra hiện tượng áp xe, nặng hơn có thể gây hoại tử… khi đó thì không chỉ giá trị của quầy thịt bị giảm mà nó sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn của những nơi áp xe, hoại tử này lan ra những quầy thịt khác làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Vận chuyển vật nuôi nội bộ trong trại hoặc từ trại này đến trại khác: Hoạt động này thường xuyên diễn ra, nếu không thực hiện đúng yêu cầu thì có thể dẫn đến nguy cơ làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp nếu vật nuôi ở trại này nhiễm bệnh mà di chuyển sang trại hoặc chuồng khác thì có thể làm lây lan mầm bệnh cho vật nuôi khỏe khác.

Quá trình đưa lên xuống xe, di chuyển trên đường, xáo trộn đàn lúc bán: Có thể dẫn đến nguy cơ thân thịt bị bầm dập hoặc bị gẫy xương do va chạm mạnh làm tích tụ máu hoặc có thể làm cho vật nuôi bị stress từ đó cơ thể vật nuôi sẽ sản sinh ra một số chất trong đó có a xít lactic gây ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt.

Tất cả những rủi ro trên đều gây ảnh hưởng xấu đối với vật nuôi và đồng thời những quầy thịt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên sẽ không đảm bảo những quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm.


Related news

Bệnh Sinh Sản Heo Nái Bệnh Sinh Sản Heo Nái

Chăn nuôi heo là nghề truyền thống, thịt heo chiếm 70% tổng các loại thịt. Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước đang tăng cao nhất là thịt heo nhiều nạc, nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và việc điều trị cũng khó khăn hơn trong đó có bệnh viêm tử cung ở heo nái sinh sản sau khi sanh.

Tuesday. January 4th, 2011
Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

Sunday. June 5th, 2011
Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo

Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau

Monday. August 29th, 2011
Bệnh Viêm Vú Ở Lợn Nái Bệnh Viêm Vú Ở Lợn Nái

Viêm vú (Mastilis) là căn bệnh thường gặp ở lợn nái do bị viêm một hay nhiều tuyến vú gây nên bởi vi khuẩn hoặc bệnh thứ cấp từ căn bệnh khác mang lại. Xuất hiện ngay sau khi lợn đẻ hoặc có hiện tượng lâm sàng khoảng nửa ngày sau khi lợn đẻ

Friday. June 24th, 2011
Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái

Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên , tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90kg.

Sunday. January 1st, 2012