Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Những Lưu Ý Khi Nuôi Gà

Những Lưu Ý Khi Nuôi Gà
Publish date: Saturday. April 26th, 2014

Hiện nay Bến Tre đang phát triển nhanh về qui mô, số lượng. Đặc biệt, trong chăn nuôi gà rất thuận lợi cho qui mô nhỏ lẻ, phù hợp với nguồn vốn ở từng hộ gia đình. Tuy vậy, để việc chăn nuôi phát triển tốt và bền vững, cần lưu ý mấy vấn đề sau đây:

1. Con giống: Phải đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh, đồng đều về ngày tuổi, thể trạng sức khỏe. Con giống phải có xuất xứ rõ ràng : từ đàn gà bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin ngừa bệnh, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đúng qui trình kỹ thuật. Đối với các lò ấp trứng phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có qui trình vệ sinh định kỳ lò ấp. Đặc biệt, lò ấp phải được cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu.

Hiện nay, nhu cầu về con giống khá cao, có hộ phát triển qui mô lên đến 500- 1.000 con. Tuy nhiên, trong tỉnh không có trại gà bố mẹ đảm bảo cung ứng đủ số lượng con giống. Nhu cầu này đã làm quá tải đối với các lò ấp trứng trong tỉnh.

Khi họ không đủ nguồn con giống sạch bệnh đạt tiêu chuẩn để cung ứng thì sẽ xảy ra hiện tượng thu gom trứng trôi nổi không kiểm soát được mầm bệnh. Đồng thời, mức độ kháng thể ở gà con trong mỗi lô trứng khác nhau sẽ gây trở ngại lớn đến khả năng phát triển và dễ nhiễm bệnh. Đây là nguy cơ rất lớn để bùng phát dịch bệnh.

2. Chuồng trại: Để đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi gà thì chuồng nuôi phải cách xa khu nhà ở, xa trục lộ chính, không nằm trên hướng gió chính so với nhà ở. Chuồng nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, phải cách ly với môi trường xung quanh, không nuôi nhốt chung với các loại gia súc, gia cầm khác. Trước cửa ra vào chuồng nuôi phải có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác.

Khu vực nuôi phải có hố ủ phân và xử lý chất thải, khu cách ly gà bệnh, yếu, què chân… Nếu không tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại thì mầm bệnh sẽ tấn công vào đàn gà, dịch bệnh sẽ xảy ra.

Bà con chăn nuôi ở nông thôn có khuynh hướng tự phát, nuôi nhỏ lẻ. Họ xây dựng chuồng trại tạm bợ hoặc ở những vị trí không được an toàn, không đúng với yêu cầu kỹ thuật. Các hộ chăn nuôi liền kề với những lứa tuổi gà khác nhau. Điều này làm cho nguy cơ nhiễm bệnh và xảy ra dịch bệnh là điều khó tránh khỏi.

3. Thức ăn: Đối với chăn nuôi gia cầm nói chung, thức ăn và nước uống rất quan trọng và nhạy cảm. Đặc biệt, trong giai đoạn ít ngày tuổi. Việc thay đổi thức ăn thường xuyên hoặc trong điều kiện chăn nuôi thiếu nước uống hoặc không đảm bảo chất lượng, kém vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, khả năng tăng trọng của đàn gà. Điều này sẽ là cơ hội tốt cho bệnh phát sinh.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng: Để đảm bảo đàn gà phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, ngoài các yếu tố kể trên thì vấn đề chăm sóc cũng rất quan trọng, quyết định hiệu quả chăn nuôi. Để đạt được kết quả cao, từ giai đoạn úm gà con đến khi thả vườn cần phải lưu ý đến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, gió lùa. Nhiệt độ phải phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của gà, đảm bảo gà không bị lạnh hoặc quá nóng bức.

Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của gà, hạn chế tối đa thay đổi thức ăn vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của gà làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng và dễ nhiễm bệnh.

5. Thuốc thú y: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin theo khuyến cáo của cơ quan thú y địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳ hoặc trong trường hợp thời tiết thay đổi bất lợi cho đàn gà.


Related news

Một số giống gà hướng thịt ngoại nhập ở Việt Nam Một số giống gà hướng thịt ngoại nhập ở Việt Nam

Một số giống gà hướng thịt ngoại nhập ở Việt Nam

Friday. March 4th, 2016
Phòng bệnh Marek ở gà Phòng bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek là một bệnh truyền nhiễm của gà do một loại vi rút thuộc nhóm herpes (hecpec) gây ra. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh cao độ tế bào limphô dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt. Tùy thuộc độc lực của vi rút và sức đề kháng của cơ thể, bệnh có thể ở thể cấp tính, hoặc mãn tính.

Friday. March 4th, 2016
Gà H’Mông Gà H’Mông

Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người tộc H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.

Friday. March 4th, 2016
Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt

Kỹ thuật trong việc chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng, sự phát triển của gà, đặc biệt gà thương phẩm giống thì mọi kỹ thuật, khâu chuẩn bị chuồng trại cho tới thức ăn lại càng được quan tâm nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại giống gà thương phẩm cho năng suất kinh tế cao như gà nòi, gà sao, gà hồ…mỗi loại mang đặc trưng và hiệu quả kinh tế khác nhau.

Saturday. March 5th, 2016
Bệnh Lơ-cô ở gà Bệnh Lơ-cô ở gà

Bệnh do virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt trên phôi gà và môi trường tế bào. Virus tồn tại được trong nhiều tháng ở 70C. Gà bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt là gà con có thể bị nhiễm bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng.

Saturday. March 5th, 2016