Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Những lưu ý khi nuôi cá ao

Những lưu ý khi nuôi cá ao
Publish date: Thursday. May 7th, 2015

Khái niệm ao nên hiểu là một vùng nước được ngăn cách với xung quanh bằng bờ. Ta có thể chủ động tát cạn ao để thu hoạch cá hoặc dọn vệ sinh cho ao. Diện tích ao có thể chỉ rộng bằng cái sân, cũng có thể rộng tới vài héc-ta, hàng chục héc-ta hoặc to hơn nữa.

Tùy điều kiện tự nhiên của vùng, tùy hoàn cảnh của từng gia đình và tùy vào yêu cầu mà ta có thể nuôi cá ao theo 3 hình thức: Nuôi quảng canh (sử dụng thức ăn tự nhiên và thả thưa cá), nuôi bán thâm canh (kết hợp thức ăn tự nhiên với thức ăn bổ sung và thả mật độ trung bình) và nuôi thâm canh (chủ động cung cấp thức ăn, cung cấp oxy để thả mật độ dày).

Ngoài ra, người ta còn phân biệt ra 2 hình thức là nuôi ao tĩnh và ao nước chảy. Bà con nuôi cá nước lạnh (cá hồi hay cá tầm) đều phải nuôi trong ao nước chảy. Nguồn nước đó phải vừa sạch, vừa lạnh...

Để nuôi cá ao thành công, bà con cần giữ được nguồn nước sạch, không bị chua, kiềm và mức nước phải từ 1-2m trở lên. Ao nông quá, cá dễ chết! Đáy ao là đất thịt, bằng phẳng và hơi dốc về phía tháo nước, có lớp bùn dày 15-20cm.

Bờ ao cần quang đãng, chắc chắn, không bị rò rỉ, và phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao từ 40cm trở lên. Hàng năm, trước khi thả cá, ta nên tát cạn ao, vét bớt bùn đi, rắc vôi bột (7-10kg/100m2), phơi ao 3-5 ngày, lấy nước vào (qua màng lọc để tránh địch hại). Nên bón lót cho ao (30-40kg phân chuồng) để tạo màu.

Tùy điều kiện và yêu cầu mà ta chọn cá giống để thả. Nên thả ghép khi nuôi quảng canh hay bán thâm canh. Làm sao để có cả loại cá ăn mặt, loại cá ăn tầng giữa và loại cá ăn tầng đáy. Bà con thường nêu công thức: Mè, trôi, trắm, chép. Tỷ lệ giữa các giống phụ thuộc vào yêu cầu nuôi của chúng ta. Nhưng điều quan trọng nhất là tránh mua phải cá giống mắc bệnh.

Ta cần tới tận các cơ sở cấp cá giống có uy tín và có kinh nghiệm. Khi mua phải có hóa đơn đàng hoàng. Hết sức tránh việc mua cá giống bán dạo. Đã gọi là nuôi cá thì phải cho nó ăn (nếu không chỉ nên gọi là thả cá). Ta nên cho cá ăn đủ no, đều đặn và vào lúc mát trời. Theo dõi khả năng tiêu thụ của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn.

Một điều rất quan trọng là phải thường xuyên quan sát đàn cá để phát hiện sớm địch hại hoặc bệnh tật. Ngoài ra, khi quá nóng hoặc quá rét ta cũng phải lo cho cá. Nếu thấy cá nổi đầu hàng loạt là thiếu oxy, ta phải thay nước ngay hoặc tăng cường oxy cho chúng...

Tags: ao nuoi ca, nuoi ca, nuoi thuy san


Related news

Hiệu quả của việc cho ăn nhiều lần và chế độ ăn ít bột cá, bổ sung axit amin với tôm thẻ Hiệu quả của việc cho ăn nhiều lần và chế độ ăn ít bột cá, bổ sung axit amin với tôm thẻ

Hiệu quả của việc cho ăn nhiều lần và chế độ ăn ít bột cá, bổ sung axit amin đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương

Monday. July 8th, 2019
Chuyên gia nói EMS có lẽ là một bệnh truyền nhiễm Chuyên gia nói EMS có lẽ là một bệnh truyền nhiễm

Hội chứng chết sớm ở tôm (EMS) có lẽ là "một bệnh truyền nhiễm và nó không phải là do chất độc từ môi trường" -trích lời chuyên gia nuôi tôm Donald Lightner

Thursday. August 8th, 2019
Điều trị bệnh phân trắng cho tôm Điều trị bệnh phân trắng cho tôm

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là những yếu tố làm cho bệnh phân trắng trên tôm lây lan nhanh

Wednesday. August 14th, 2019
Ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm Ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm

Việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh hiện nay đã phá vỡ cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém

Wednesday. October 16th, 2019
Phòng, hạn chế bệnh cong thân đục cơ và hoại tử cơ tôm thẻ chân trắng Phòng, hạn chế bệnh cong thân đục cơ và hoại tử cơ tôm thẻ chân trắng

Đây là những bệnh phổ biến trên tôm thẻ chân trắng. Bệnh này gây thiệt hại rất lớn cho nhiều vùng nuôi ở nước ta. Do đó, người nuôi cần nhận diện sớm dấu hiệu

Monday. October 21st, 2019