Những Biện Pháp Quyết Định Hiệu Quả Nuôi Tôm Sú
Theo thống kê đến nay, diện tích nuôi tôm trong vùng quy hoạch toàn tỉnh Nghệ An đạt 1.610 ha, trong đó diện tích nuôi tôm he chân trắng là 309,25 ha tập trung ở một số huyện, thị là Quỳnh Lưu 165 ha, Diễn Châu 65 ha, Nghi Lộc 80,25 ha, TP Vinh 15 ha, Cửa Lò 4 ha....
Số liệu khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản cho thấy con tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chính trong nuôi mặn lợ tại tỉnh Nghệ An.
Cũng theo báo cáo ban đầu của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản thì năm nay năng suất tôm sú bình quân đạt 0,98 tấn/ha, trong đó năng suất nuôi thâm canh và bán thâm canh đạt 1,5 tấn/ha/vụ. Như vậy, trừ một số trường hợp cá biệt ở xã Quỳnh Bảng là hộ ông Hoàng Hường - Trịnh Môn đạt năng suất 5 tấn/ha, hộ ông Hoàng Tiêu đạt năng suất 4 tấn/ha, năng suất như trên là thấp hơn năng suất của năm 2008. Đâu là bí quyết thành công của hai trường hợp điển hình trên?
Trên cơ sở tìm hiểu và kinh nghiệm hai ông đúc kết được cho biết, muốn nuôi tôm sú đạt hiệu quả cao, người nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, phải cải tạo ao, đầm nuôi tôm bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật: chỉ nên nuôi tôm một vụ trong năm để ao có thời gian nghỉ, tạo môi trường ổn định cho vụ nuôi sau đạt hiệu quả. Trước khi thả tôm giống cần kiểm tra các tiêu chí điều kiện thủy lý, thủy hóa như: quan sát thời tiết, môi trường nguồn nước, độ kiềm, độ mặn...
Thứ hai, cần có hệ thống ao lắng tương xứng để bảo đảm cấp, thay nước khi cần thiết, cần có khu vực chứa bùn thải trong quá trình cải tạo ao để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi và chủ động hoàn toàn trong việc thêm, thay nước khi cần thiết.
Thứ ba, đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh mật độ không nên thả quá 20 con/m2, thời gian thả tôm giống đến khi thu hoạch tôm khoảng 120 - 140 ngày.
Thứ tư, khi lắp đặt thiết bị trong ao nuôi phải chú ý tùy theo hiện trạng, hình dạng ao nuôi để lắp đặt nhằm đảm bảo gom được các chất thải theo mong muốn. Số cánh quạt nước trong ao nuôi để bổ sung ô-xy hợp lý nhất là khoảng một cánh/2.000 con tôm.
Thứ năm, tùy theo nguồn nước mặn từng năm mà đưa ra quy trình nuôi và xử lý cho phù hợp, nhất là ứng dụng các chế phẩm vi sinh theo sự khuyến cáo của ngành Nông nghiệp.
Related news
Do trong quá trình nuôi tôm thải ra các chất hữu cơ với thời gian khá dài (gần 10 tháng) vì vậy chúng ta cần phải sên vét lớp bùn dưới đáy ao để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… đồng thời tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng trong ao và tạo thức ăn cho tôm
Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men vi sinh để giúp phân hủy trong trường hợp không nạo vét hết bùn dơ ra khỏi ao. Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện đáy ao với men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS
Trong những năm gần đây, bệnh phân trắng xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước. Bệnh này tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trên cả vùng tương đối rộng
Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhưng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh thường thấy ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thường bệnh nặng
Trước khi thu hoạch, tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt nhựa, xô, rổ nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để bảo quản