Nhu cầu Lipid của tôm thẻ chân trắng

Mặc dù, tôm thẻ chân trắng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm, nhưng các thông tin liên quan về nhu cầu phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn của chúng ở giai đoạn tôm con (juvenile) còn rất hạn chế.
Các tác giả đã làm một loạt các xét nghiệm để xác định nhu cầu và mối liên hệ giữa phospholipid và cholesterol cho tôm thẻ L.vannamei có trọng lượng 0,4 - 0,9 g.
Nghiên cứu cũng đánh giá thành phần hoạt tính lecithin từ dầu đậu nành.
Các thí nghiệm này đã được thực hiện trong nhà, với hệ thống bán tuần hoàn khép kín, thay 8% nước hàng ngày.
Phospholipid và tốc độ tăng trưởng của tôm
Phospholipid được biết như là thành phần của màng tế bào; nguồn tín hiệu thứ hai trong tế bào; nguồn choline, inositol, và axit béo; và tham gia vào quá trình chuyển hóa trung gian lipid.
Tôm có thể tổng hợp phospholipid, nhưng quá trình sinh tổng hợp này thường không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của chúng trong giai đoạn giống và ấu trùng.
Khẩu phần ăn chứa phospholipid, chẳng hạn như lecithin từ đậu nành và choline phosphatidyl tinh, thúc đẩy tôm tăng trưởng tối ưu và/hoặc chuyển đổi thức ăn trong khoảng 1 - 6,5% đối với các loài khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.
Trong các nghiên cứu của chúng tôi, lecithin từ đậu nành đã khử bớt dầu (97,6% không tan trong acetone) đã được sử dụng như một nguồn cung cấp phospholipid.
Các thành phần chính của lecithin là 25,7% phosphatidylcholine (PC), 21,7% phosphatidylethanolamine (PE), và 8,8% phosphatidylinositol (PI).
Kết quả cho thấy rằng khẩu phần ăn chứa phospholipid làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm rất đáng kể, với tác dụng thúc đẩy tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi khẩu phần cholesterol.
Hàm lượng cholesterol được tính toán trong khẩu phần ăn cơ bản là 0,06%.
Khi hàm lượng cholesterol tăng lên, hàm lượng phospholipid có khuynh hướng giảm.
Nhu cầu phospholipid trong khẩu phần ăn của tôm giống Lvannamei được ước tính là 3% ở mức 0,4% cholesterol, và lên đến 5% ở mức cholesterol bổ sung thấp hơn.
Cholesterol
Cholesterol có chức năng như một thành phần của màng tế bào, và là quan trọng trong việc duy trì độ nhớt của màng.
Nó cũng là một sterol chính trong tôm, một tiền chất của hormone steroid, và một thành phần của lipoprotein.
Tôm không thể tổng hợp cholesterol.
Hàm lượng cholesterol tối ưu trong khẩu phần thức ăn cho tôm đã được trình bày là 0,2 - 2%, và tùy thuộc vào loài, giai đoạn, và các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn. Những nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nếu không bổ sung phospholipid trong khẩu phần ăn của tôm, đòi hỏi cung cấp 0,35% cholesterol cần thiết cho sự tăng trưởng tối đa của L.vannamei. Phospholipid trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu cholesterol trên tôm.
Khi tăng hàm lượng bổ sung phospholipid, nhu cầu cholesterol trong khẩu phần ăn của tôm có xu hướng giảm.
Mối liên hệ giữa Phospholipid và Cholesterol
Phospholipid tăng cường vận chuyển lipid và giúp cho hấp thu, tiêu hóa lipid ở giáp xác.
Phospholipid cũng hoạt động như nơi bổ trợ acyl cho acyl transferase lecithin-cholesterol, để chuyển hóa cholesterol ngoại sinh thành este cholesterol, có nghĩa là tương tác giữa các phospholipid và cholesterol.
Kết quả thí nghiệm trong 6 tuần của chúng tôi về tốc độ tăng trưởng cho thấy, một sự tương tác có ý nghĩa giữa phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn lên tăng trưởng của tôm giống L.vannamei.
Các phân tích sinh hóa cũng cho thấy thêm các hiệu quả tương tác của các hợp chất này trên lipid tổng số và nồng độ triglyceride trong gan, cũng như nồng độ cholesterol trong cơ.
Để giảm hàm lượng cholesterol đắt tiền trong khẩu phần thức ăn cho tôm, bằng cách bổ sung lecithin đậu nành mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất tôm nuôi.
Bổ sung phospholipid và PC tinh trong khẩu phần thức ăn cho thấy tác dụng khác nhau, không chỉ về tốc độ tăng trưởng tôm, mà còn về hàm lượng lipid và một phần trong các mô tôm.
Khẩu phần ăn bổ sung phospholipid dẫn đến lipid tổng số cao trong gan và lipid tổng số thấp trong cơ của tôm hơn khẩu phần ăn mà không bổ sung phospholipid.
Ngược lại, tăng PC tinh trong khẩu phần ăn lại giảm lipid tổng số, hàm lượng axit béo tự do, và phospholipid khác trong gan, nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng lipid tổng trong cơ tôm.
Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi kết luận rằng, việc bổ sung các phospholipid và cholesterol trong khẩu phần ăn là cần thiết cho tôm giống L.vannamei.
Có ảnh hưởng tương tác giữa phospholipid và cholesterol trên hiệu suất tôm.
Nhu cầu cholesterol có thể được giảm xuống khi tăng mức phospholipid trong khẩu phần ăn.
Một sự kết hợp của 0,05% cholesterol và 5% phospholipid đã được đề nghị cho nuôi tôm L.vannamei thâm canh.
Related news

Sử dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm được xem là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sự an toàn về môi trường cũng như trong thực phẩm tiêu dùng. Vì thế, việc cải thiện chất lượng nước bằng Chế phẩm sinh học là việc cần thiết phải khuyến cáo áp dụng để tạo ra sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hơn nữa, khi phát triển quá nhiều, rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu không xử lý kịp thời, xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây chết tôm.

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ kéo dài trong thời gian qua đã làm giảm sức đề kháng và có nguy cơ xẩy ra dịch bệnh cho cá nuôi, đặc biệt nhất hững vùng ao hồ cạn, khó lấy nước. Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới người nuôi cá cần chú ý một số biện pháp sau:

Thực hiện đề án nuôi trồng thuỷ sản năm 2012, theo lịch thời vụ hơn một tháng qua các hộ, cơ nuôi tôm trong tỉnh đã và đang khẩn trương thả giống nuôi vụ 1. Theo số liệu sơ bộ của các địa phương đến ngày 15 tháng 5 năm 2012 toàn tỉnh đã thả nuôi 194 triệu con tôm giống với diện tích trên 1.600 ha.

Hiện nay, dịch bệnh tôm xảy ra trên cả nước hết sức phức tạp, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tống diện tích tôm nuôi bị bệnh chết 25.338 ha , chiếm 5,20% diện tích nuôi.