Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhọc nhằn xuất khẩu trái cây

Nhọc nhằn xuất khẩu trái cây
Publish date: Wednesday. August 26th, 2015

Theo các doanh nghiệp (DN)xuất khẩu trái cây, để đáp ứng thị trường xuất khẩu cần đầu tư mạnh cho khâu bảo quản, sơ chế, chế biến. Và DN đang rất cần hỗ trợ về vốn ưu đãi để đầu tư.

* Mới dừng lại ở khâu khảo sát

Thời gian qua, rất nhiều đoàn DN nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai... đến Đồng Nai đặt vấn đề hợp tác xuất khẩu xoài, thanh long... nhưng thực tế vẫn dừng lại ở việc khảo sát. Với lợi thế về diện tích, ứng dụng quy trình sản xuất an toàn, Hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) là địa chỉ được nhiều DN từ các nước tìm về đặt vấn đề hợp tác xuất khẩu cho trái xoài. Mỗi năm, đơn vị này đón hàng chục DN về tham quan, bàn việc hợp tác nhưng đến nay vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu nào được ký kết. Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Hợp tác xã xoài Suối Lớn, cho biết: “Nhiều DN đánh giá cao chất lượng xoài Đồng Nai và đặt vấn đề xuất khẩu với sản lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay hợp tác xã vẫn đang trong giai đoạn tìm đối tác xuất khẩu. Một trong những yêu cầu quan trọng hiện nay là đơn vị phải đầu tư được dây chuyền công nghệ hiện đại trong khâu bảo quản để đáp ứng được yêu cầu làm hàng xuất khẩu”.

Theo phản ánh của các DN trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây, một số DN các nước thì đưa ra yêu cầu cần nhập khẩu các giống xoài Việt Nam không có. Mặt khác, trái cây Việt Nam vẫn yếu thế trong cạnh tranh về giá với các nước lân cận, như: Thái Lan, Philippines... Trong đó, chi phí vận tải bằng đường hàng không quá cao cũng là một trong những nguyên nhân chính. Cụ thể, Thái Lan có chương trình trọng điểm quốc gia về xuất khẩu trái cây, DN xuất khẩu được hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển bằng đường hàng không. Điều này tạo ra lợi thế rất lớn cho DN Thái cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Hiểu, Phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, so sánh: “Vừa qua có đoàn DN từ Dubai về làm việc với chúng tôi đặt vấn đề xuất khẩu xoài, thanh long và nhiều loại rau, quả khác. Tuy nhiên, khi họ báo giá thì chỉ hơn 40 ngàn đồng/kg xoài, trong khi phí vận chuyển máy bay đã là 2,5 USD/kg. Cước vận tải quá cao đang là rào cản rất lớn cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây của DN”.

* Bảo quản, chế biến chưa tốt

Tham quan thực tế quy trình sơ chế, đóng gói sản phẩm chuối của một DN xuất khẩu chuối được tổ chức ngay tại vườn của nông dân tại huyện Thống Nhất, mới thấy được sự thiếu đầu tư cho khâu này. Mọi khâu đều làm bằng thủ công, từ khâu tách nải, diệt khuẩn, rút chân không đến đóng gói. Các công đoạn này cũng được DN giao khoán hoàn toàn cho thương lái. Khâu bảo quản, sơ chế còn quá lạc hậu, thiếu quy trình chặt chẽ gây rủi ro rất lớn về chất lượng sản phẩm. Nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi nhất về sự hao hụt do khâu sơ chế, bảo quản còn thô sơ, lạc hậu.

Ông Ngô Tuấn Lộc, nông dân trồng chuối tại huyện Trảng Bom, cho hay dù có DN đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm xuất khẩu cho cây chuối, nhưng nhiều nông dân không mặn mà tham gia vì DN đưa ra các yêu cầu khắt khe từ quy trình sản xuất đến thu hoạch. Cụ thể, cả buồng chuối DN chỉ chọn được vài nải ở giữa để đóng hàng xuất khẩu, còn lại thương lái thu mua với giá hàng dạt. Mọi khâu thu hoạch đều bằng thủ công, tỷ lệ hao hụt cao đều do nông dân gánh.

Bà Lê Thị Liễu, Phó giám đốc Công ty Lê Hải Bình (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ: “Tôi có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua, kinh doanh trái cây. 2 năm trở lại đây, tôi thấy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch quá rủi ro nên chuyển sang tìm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường khác và đầu tư vào chế biến”. Tuy nhiên, để đầu tư được dây chuyền bảo quản, chế biến với công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu cần số vốn không nhỏ. DN rất mong được Nhà nước hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để đầu tư.


Related news

Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng Thu Nhập Khá Từ Trồng Dưa Hấu Trên Bờ Ruộng

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.

Friday. May 31st, 2013
Hướng Đi Mới Từ Luân Canh Cây Ớt Với Cỏ Ngọt Hướng Đi Mới Từ Luân Canh Cây Ớt Với Cỏ Ngọt

Cây cỏ ngọt xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây đã và đang được người nông dân ở các địa phương như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn,... đưa vào sản xuất trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, công thức luân canh đưa cây ớt vào trồng giữa 2 vụ cỏ ngọt không chỉ về việc cải tạo đất mà đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Tuesday. June 25th, 2013
Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Tăng 40,6% Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Tăng 40,6%

Trong khi hàng triệu chủ hộ chăn nuôi trong cả nước đang khốn đốn vì giá heo, gia cầm liên tục giảm mạnh suốt nhiều tháng qua thì theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu trong tháng 5/2013 ước đạt 236.000 tấn, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6 % so cùng kỳ năm trước.

Saturday. June 1st, 2013
Hướng Đến Cung Ứng Giống Tôm Càng Xanh Cho Vùng Đổng Bằng Sông Cửu Long Hướng Đến Cung Ứng Giống Tôm Càng Xanh Cho Vùng Đổng Bằng Sông Cửu Long

Tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi chủ lực sau cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, nguồn tôm giống chất lượng để phục vụ yêu cầu mở rộng diện tích nuôi vẫn chưa đảm bảo.

Monday. June 3rd, 2013
Cây Sơ Ri Trên Đất Cù Lao Cây Sơ Ri Trên Đất Cù Lao

Những ngày này về thăm cù lao Chợ Mới (An Giang), dễ thấy những vườn dọc tuyến đường sơ ri trĩu trái, xanh, đỏ dọc bên vệ đường; xa xa vài chị áo vàng, áo tím nghiêng mình, hai tay thoăn thoắt hái trái cho kịp chuyến hàng chở sang Campuchia.

Tuesday. June 25th, 2013