Nhiều người dân Tây Bắc chưa biết cách xóa nghèo
Ông Đoàn Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu: “Nếu không giải quyết được căn cơ câu chuyện đói nghèo thì khó giải quyết được tận gốc tình trạng đói nghèo hiện nay.
Trong đó, với vùng Tây Bắc, thời gian qua Nhà nước không để xảy ra tình trạng thiếu vốn vay nhưng khả năng hấp thụ vốn vay trong nhân dân chưa cao, dư nợ vốn vay của cả vùng mới chiếm 4% dư nợ vốn vay cả nước.
Trong tổng số dư nợ hơn 2.000 tỷ vốn vay của địa bàn này thì phần lớn là của các dự án T.Ư đầu tư trên địa bàn.
Đồng tình với quan điểm của ngành ngân hàng, đại biểu các tỉnh Lai Châu, Điện Biên… cũng chia sẻ khó khăn trong thực hiện giảm nghèo đa chiều.
Ông Lò Văn Muôn - Phó Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhận định, do trình độ dân trí, nhận thức hạn chế nên nhiều người dân chưa biết cách xóa nghèo.
“Chúng tôi đi vận động người dân vay vốn nhưng họ không biết vay vốn về làm gì, để mua cái gì cho sinh lãi.
Đơn vị cho vay vốn còn phải hướng dẫn, tuyên truyền, cầm tay chỉ việc làm cho họ”– ông Muôn nói.
Tại hội thảo, các đại biểu tập đã tập trung làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo và thống nhất, xóa đói giảm nghèo là định hướng lớn trong chủ trương xây dựng, phát triển đất nước của Đảng.
Đối với vùng Tây Bắc, đây cũng là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Related news
Nông nghiệp tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2016 đã khiến vùng ĐBSCL – nơi nhiều năm tự hào trước danh xưng là vựa lúa quốc gia về xuất khẩu gạo, cá tra; vương quốc trái cây phải “giật mình” thức tỉnh.
Theo kết quả bình chọn, Ban tổ chức đã chọn được 68/80 nhóm sản phẩm nông nghiệp thô; 61/81 nhóm sản phẩm chế biến; 25/28 nhóm sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã triển khai dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại 2 xã có đông đồng bào Khmer của huyện Giồng Riềng. Bước đầu dự án đã giúp hàng trăm hộ có thêm việc làm, sản xuất hiệu quả.