Nhiều Hộ Nuôi Tôm Ở Nam Cường (Tiền Hải - Thái Bình) Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Vụ tôm xuân hè năm nay, xã Nam Cường (Tiền Hải - Thái Bình) thả nuôi 4,8 triệu con tôm sú và 80 vạn con tôm thẻ, 7 ha cá vược, 1 ha cua. Ðến nay, bà con đã cơ bản hoàn thành thu hoạch tôm. Nhìn chung tất cả các hộ nuôi tôm đều thu lãi cao hơn mọi năm, trong đó có nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Ngay từ đầu năm, UBND xã Nam Cường đã xây dựng kế hoạch và đưa ra nhiều giải pháp đa dạng hóa đối tượng nuôi như tôm, cua, cá các loại. Tập trung chỉ đạo làm thủy lợi, hệ thống mương tiêu, đồng thời hỗ trợ 10 triệu đồng cùng kinh phí của HTX tổ chức làm thủy lợi tập trung trong tháng 3, tổng khối lượng nạo vét đạt 4.000 m3 với kinh phí trên 80 triệu đồng.
Ðặc biệt, thời điểm đầu vụ nuôi thả, độ mặn tại các ao đầm thấp nên một số hộ thả giống tỷ lệ tôm sống thấp, UBND xã đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nên nhiều hộ đã mua tôm thả lại để bảo đảm số lượng nuôi. Vì vậy, sau 3 tháng thả giống, đàn tôm của xã sinh trưởng, phát triển tốt, sản lượng đạt cao.
Bà con trong xã rất phấn khởi vì năng suất tôm vụ xuân hè năm nay đạt khá cao. Ông Bùi Văn Nghinh (thôn Chí Cường) vui mừng cho biết: Vụ tôm năm nay, tôi thả nuôi 50.000 con tôm sú trên diện tích gần 9 sào, tổng sản lượng thu hoạch đạt gần 3 tạ.
Tôm đạt trung bình 17 - 18 con/kg, giá bán 410.000 - 420.000 đồng/kg, thu về gần 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 90 triệu đồng.
Hiện tại, ông Nghinh đang làm công tác vệ sinh ao theo hướng dẫn của cán bộ lâm sinh thủy sản xã để chuẩn bị xuống giống vụ mới. Trước niềm vui được mùa, ông hy vọng vụ nuôi sắp tới sản lượng thu hoạch sẽ bằng hoặc cao hơn vụ xuân hè.
Ông Vũ Văn Tiến (thôn Chí Cường) chia sẻ: 2 tháng đầu thả giống, tôi cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, từ tháng thứ 3 trở đi cho ăn con dắt vì vậy tôm rất khỏe và phát triển nhanh. Tôm nhà ông Tiến lúc thu hoạch bán ra thị trường đạt 19 con/kg, giá bán 380.000 đồng/kg. Hiện tại, ông đang cải tạo ao để chuẩn bị xuống giống 3.000 con cua.
Ông rất vui mừng vì vụ tôm năm nay đạt năng suất cao hơn hẳn các vụ tôm năm trước. Ông mong muốn được cán bộ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) và cán bộ lâm sinh thủy sản xã quan tâm hướng dẫn về kỹ thuật, đặc biệt là điều hành con nước kịp thời, đúng thời điểm để bà con nuôi trồng thủy sản chủ động trong nuôi thả, chăm sóc.
Theo ông Phạm Văn Nghiệp, cán bộ lâm sinh thủy sản xã Nam Cường (Tiền Hải), đối với nuôi trồng thủy sản, công tác thủy lợi, cải tạo và vệ sinh ao đầm sau mỗi đợt thu hoạch rất quan trọng. Ðặc biệt là khâu chọn giống, quyết định phần lớn năng suất nuôi trồng.
Ðể bà con làm tốt các khâu trên cần tuyên truyền, hướng dẫn tới từng hộ nuôi. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế tại vùng nuôi trồng thủy sản của địa phương, HTX DVNN và cán bộ lâm sinh thủy sản xã đã phối hợp chặt chẽ để xây dựng lịch điều hành con nước hợp lý, kịp thời, giúp bà con chủ động trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc.
Ðể phát huy hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, ông Hoàng Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Nam Cường cho biết: UBND xã đang tập trung chỉ đạo bà con cải tạo ao sau vụ nuôi. Vận động nhân dân trong xã dồn đổi đất cho nhau, mở rộng diện tích thả nuôi, không để ao bị trống vụ 2.
Tổng kết, đánh giá các hộ nuôi, đối tượng nuôi, chỉ đạo tốt công tác vệ sinh vùng đầm, tiếp tục quy hoạch vùng nuôi theo chủ trương của UBND tỉnh. HTX DVNN, cán bộ lâm sinh thủy sản chú trọng phối hợp điều hành nước sát với thực tế theo từng vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý, quan tâm đến đầu ra sản phẩm giúp bà con yên tâm sản xuất.
Related news

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

Mấy năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông ngày càng giảm dần nên nhiều hội viên nông dân chuyển sang mô hình trồng hoa lan, đem lại thu nhập cao.

Ngay sau tết dịch CGC xảy ra ồ ạt trên diện rộng, Cty TNHH MTV Thuốc thú y TƯ (NAVETCO) được Bộ NN- PTNT chỉ định NK khoảng 50 triệu liều vacxin CGC.

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sắp tới sẽ thả 100.000 con cá lăng nha giống có kích cỡ 7 - 10 cm/con, trọng lượng 10 g/con, xuống các hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng - ngày 7-6 ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước cho biết.