Nhiều Công Ty Đa Quốc Gia Ngành Nhựa Đầu Tư Vào Việt Nam

Ngày 5/11, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (TP.HCM), đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế máy móc thiết bị công nghiệp ngành Nhựa và Cao su (VietnamPlas 2014).
Triển lãm do Cty Cổ phần Quảng cáo & Hội chợ Thương mại kết hợp với Cty Triển lãm Quốc tế Chan Chao (Đài Loan), Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Cty Thương mại và Dịch vụ Tiếp thị Yorkers (Hồng Kông), Cty Tổ chức Triển lãm Quảng Châu Mass phối hợp cùng tổ chức.
Triển lãm có 220 doanh nghiệp tham gia với gần 350 gian hàng đến từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Saudi, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Triển lãm năm nay sẽ trưng bày các sản phẩm công nghiệp, công nghệ và các dịch vụ liên quan.
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện cả nước có trên 2.000 DN sản xuất và chế biến nhựa, sản phẩm nhựa được sử dụng rộng rãi trong các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, viễn thông, xây dựng trên toàn cầu. Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết, trong 9 tháng năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 2,55 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trị giá 4,7 tỷ USD, xuất khẩu nhựa đạt 1,49 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện nhiều công ty nhựa đa quốc gia đang chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 8/11/2014.
Related news

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.