Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều cán bộ thú y mất việc làm

Nhiều cán bộ thú y mất việc làm
Publish date: Tuesday. November 10th, 2015

Đào thải nhiều LĐHĐ

Ông Bùi Trọng Khanh – ngụ ở phường Phú Thứ (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) cho biết: “Tôi đã làm qua rất nhiều công việc trong ngành thú y như kiểm dịch lò ấp, tiêm phòng...

Số tiền được hỗ trợ hàng tháng là 2,6 triệu đồng không đủ tôi nuôi sống gia đình, nhưng vì yêu nghề nên tôi đã gắn bó, công tác trong ngành khoảng 10 năm qua.

Tuy nhiên, sau khi triển khai Thông tư 113, “bỗng dưng” tôi nhận được quyết định cho thôi việc từ đầu tháng 11.2015”.

Nhân viên Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long tiêm phòng cho gia cầm.

Còn ông Nguyễn Hồng Mai – ngụ ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng thì bức xúc: “Chúng tôi làm bằng tâm, không dám lơ là, có ngày kiểm dịch hàng nghìn con vịt, con gà, rất cực nhọc.

Lương nhận được hàng tháng không xứng đáng với công sức bỏ ra, không khen thưởng thì thôi đằng này còn cho nghỉ việc”.

Đó là chia sẻ của 2 trong số 27 LĐHĐ trong ngành thú y TP.Cần Thơ sau khi nhận được quyết định thôi việc.

Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.Cần Thơ xác nhận: “Đơn vị vừa cho chấm dứt hợp đồng đối với 27 người ở các trạm thú y.

Tới đây, đơn vị sẽ cho nghỉ tiếp 73 LĐHĐ nữa, chỉ giữ lại 62 người làm việc tại các lò mổ”.

Không riêng gì TP.Cần Thơ, hàng trăm LĐHĐ ngành thú y ở vùng ĐBSCL cũng đang hoang mang trước nguy cơ mất việc cận kề.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, tới đây ngành thú y sẽ phải kết thúc hợp đồng 50 người trong tổng số 64 LĐHĐ nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh.

“Tới đây, chúng tôi sẽ cho những LĐHĐ nghỉ việc dần nếu ngân sách tỉnh không hỗ trợ.

Cũng sẽ có những anh em tự đăng ký nghỉ” – ông Đoàn Quốc Thụy - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long nói.

Khó khăn chất chồng

Theo Chi cục Thú y các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, các loài thủy sản thời gian qua diễn biến ngày càng phức tạp đòi hỏi ngành thú y, mà trực tiếp là lực lượng LĐHĐ tại các địa phương tích cực tham gia giải quyết.

“Thực hiện Thông tư 113, chúng tôi bãi bỏ 34 khoản thu trong công tác thú ý.

Nếu tính từ tháng 8 đến tháng 12 tới đây, Chi cục Thú y TP.Cần Thơ mất nguồn thu khoảng 1,8 tỷ đồng và khoảng 4,7 tỷ đồng/năm so với trước khi thực hiện thông tư.

Theo quy định của Bộ Tài Chính, những LĐHĐ sẽ được trả tiền công từ nguồn thu phí, lệ phí nên khi nguồn thu giảm thì chúng tôi phải cắt hợp đồng” – ông Nguyễn Anh Dũng giải thích.

Cũng theo ông Dũng, theo Thông tư 15/2015 của Bộ NNPTNT thì lực lượng thuộc Chi cục Thú y phải làm đến 19 nhiệm vụ ở 6 lĩnh vực.

Nếu chấm dứt nhiều LĐHĐ, những cán bộ còn lại đang công tác không dễ đảm đương nổi các công việc, nhất là việc trực tiếp thực hiện một số công tác chuyên môn như kiểm dịch lưu động, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch lò ấp, công tác phòng chống bệnh gia súc gia cầm (H5N1, tai xanh, lở mồm long móng), thủy sản...

Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang thống kê những năm trước đây, ngành thú y tỉnh thu từ 3-3,7 tỷ đồng/năm từ các khoản phí, lệ phí công tác thú y.

Khi có Thông tư 113, những tháng cuối năm, nguồn thu bị thiếu hụt 0,9 tỷ đồng, tổng thu cả năm chỉ 2,9 tỷ đồng.

Những năm tiếp theo nguồn thu ước tính chỉ ở mức 1,7 tỷ đồng/năm (do chỉ thu từ công tác kiểm soát giết mổ là chủ yếu).

Theo ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, những năm qua, chính nhờ lực lượng LĐHĐ làm công tác chuyên môn tại các địa phương đã góp phần kiểm soát được dịch bệnh nguy hiểm, ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định.

Đây là nhiệm vụ không thể thiếu hoặc bỏ, nên nếu cắt giảm nhân lực thì sẽ rất khó khăn.

Nhận định về những khó khăn liên quan đến Thông tư 113, ông Thụy nói: “Tỉnh Vĩnh Long có đến 39 lò mổ, 2 trạm kiểm dịch.

Mỗi ngày, có khoảng 70 xe chở động vật ra vào tỉnh nên các anh em phải làm việc 24/24 giờ.

Mỗi người có nhiệm vụ cụ thể ở mỗi địa điểm nên cho nghỉ đi một người thì không có người khác thay thế.

Khi thực hiện Thông tư 113, nguồn ngân sách bị hụt (khoảng 2 tỷ đồng) không có tiền hỗ trợ cho các anh em LĐHĐ, nhưng Sở Tài chính tỉnh trả lời các đối tượng trên không thuộc diện nào cả nên chi cục tự lo”.

Cũng theo ông Thụy, đáng lẽ khi ban hành Thông tư 113 thì phải hướng dẫn cụ thể cũng như có phương án hỗ trợ cho địa phương.

Tuy nhiên, từ khi thông tư này có hiệu lực đến nay, chi cục không nhận được hướng dẫn nào từ cơ quan cấp trên.


Related news

Đậu tương cây vụ Đông chủ lực của Phúc Thọ Đậu tương cây vụ Đông chủ lực của Phúc Thọ

Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.

Friday. October 9th, 2015
Mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao Mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao

Những năm gần đây, để duy trì diện tích đất lúa theo chủ trương của thành phố, tại hầu hết các huyện, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và mở rộng nhiều mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

Friday. October 9th, 2015
Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu

Không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và sự cần thiết của phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng theo thời gian những mặt tiêu cực của loại phân này đối với môi trường và sức khỏe con người ngày càng bộc lộ rõ.

Friday. October 9th, 2015
Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Nưa là một loài cây thân thảo, cho củ, được trồng ở những vùng có nhiều giồng cát. Bà con nông dân trồng nưa lấy củ chế biến thành bột để làm các loại bánh, làm miến và sử dụng trong công nghiệp làm hồ vải.

Friday. October 9th, 2015
Thu lợi lớn từ các cây trồng mới Thu lợi lớn từ các cây trồng mới

Địa bàn xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng - Nam Định) ở nơi cửa sông, giáp biển, kề bên những ao cá, đầm tôm là những đồng bãi xanh ngút ngàn màu mỡ phù sa.

Friday. October 9th, 2015