Nhiễm Bệnh Bạch Tạng Trên Bắp
Như thông tin đã đưa về việc người dân ở xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang) phản ánh về hiện tượng một số giống bắp lai năng suất bắp khi thu hoạch chỉ bằng 30% - 40% so với các vụ mùa trước đó.
Trước hiện tượng này, ngày 19.6.2013, chính quyền địa phương bao gồm: Phòng NNPTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú đã khẩn trương liên hệ với các công ty phân phối giống cây trồng để phối hợp tìm hiểu nguyên nhân. Bước đầu đã xác định được nguyên nhân làm giảm năng suất bắp là do Khánh An là xã có diện tích đất màu lớn, bắp lai được trồng 2 – 3 vụ liên tục trong năm. Mật độ trồng ở đây lên tới trên 90.000 cây/ha và cho năng suất cao.
Tuy nhiên, chính vì việc trồng độc canh cây bắp liên tục trong thời gian dài, đã dẫn đến áp lực bệnh hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt bệnh sọc lá hay còn gọi là bệnh bạch tạng trên bắp (thường do virus Peronosclerospora sorghi gây ra). Bệnh do virus gây ra hầu như sẽ không có thuốc trị đặc hiệu và sẽ gây mất năng suất gần như hoàn toàn.
Trong quá trình làm việc, chính quyền địa phương, nông dân và đại diện nhà phân phối giống đã ghi nhận và thống kê thiệt hại của bà con. Các bên mong muốn tìm ra nguyên nhân gây bệnh và giải pháp khắc phục nhằm giúp bà con yên tâm canh tác trong thời gian tới. Cụ thể:
1. Tiến hành thu thập các mẫu cây trên các ruộng bị bệnh gửi về các Viện, Trường Đại học nông nghiệp để tiến hành phân tích, chuẩn đoán các tác nhân và nguyên nhân gây bệnh.
2. Phối hợp phòng NNPTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú tổ chức hậu kiểm cho các lô giống đã được gieo trồng tại địa phương nhằm kiểm tra chất lượng hạt giống và theo dõi tình hình dịch bệnh phát sinh.
3. Từ kết quả ở phòng thí nghiệm và kết quả hậu kiểm, các bệnh sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân của những thiệt hại. Nhà phân phối hạt giống sẽ phối hợp với Phòng NNPTNT, Trạm BVTV tiến hành hội thảo với nông dân nhằm giải thích, tuyên truyền, các giải pháp khắc phục và có những khuyến cáo về kỹ thuật canh tác cho các vụ tiếp theo.
Đại diện công ty phân phối giống cho biết, theo kết quả thống nhất trong biên bản, nguyên nhân chính không phải do giống. Tuy nhiên, Công ty TNHH Dekalb Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục làm việc với nông dân để tìm ra giải pháp giúp bà con yên tâm sản xuất trong vụ tới.
Được biết, để có kết quả cụ thể hơn, hiện nay các mẫu cây và mẫu đất đã được gửi đi kiểm định tại các phòng thí nghiệm tại TP.HCM và sẽ có kết quả trong vài ngày tới. Trên cơ sở đó, công ty sẽ phối hợp với các cơ quan địa phương để đưa ra giải pháp phù hợp, đặc biệt là làm thế nào để hạn chế được sự lây lan và gây hại của dịch bệnh này trong các vụ tiếp theo. Đồng thời, cũng để chứng minh rõ hơn về chất lượng giống, hiện một số mẫu giống đã được lưu lại và sẽ đem trồng tại khu vực chưa bị nhiễm bệnh để đối chứng.
Related news
- Thời vụ: Theo Công ty TNHH hạt giống Trang Nông thì các giống này đều có thể trồng được quanh năm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nước ta. Tuy nhiên, trồng vào mùa mưa nhiều nên chọn các chân đất cao, dễ thoát nước. Thời gian sinh trưởng của vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc hoặc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng) sẽ kéo dài hơn bình thường 10-15 ngày ( tùy theo giống ) vì do nhiệt độ thấp.
Trong thời gian qua, tình trạng ngô lai khi thu hoạch lại chỉ thu được ngô không hạt, hoặc đóng hạt ít, bị khuyết hạt, ngô "trọc đầu" v.v... xảy ra ở nhiều nơi từ Nam chí Bắc.
Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn... Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.
T9 có tiềm năng năng suất cao, ở phía Bắc đạt 61,7 tạ/ha. T9 là giống ngô lai đơn tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, ổn định , chủ động sản xuất hạt lai ở trong nước, giá thành rẻ. Kỹ Thuậ Sản Xuất
Thu hoạch: Khác với các giống ngô thông thường, thời gian thu hoạch của ngô ngọt rất ngắn, chỉ trong 2-3 ngày. Khi nhìn các hạt ngô căng đều có màu vàng cam, râu hơi chớm héo thì thu hoạch. Nếu trồng để chế biến thì việc thu hoạch do cơ sở chế biến xác định. Chú ý: Trồng ngô ngọt tránh giai đoạn trỗ cờ phun râu gặp thời tiết trên 37°C và dưới 15°C. Ngô ngọt nhất thiết chỉ để 1 trái bắp/cây.