Nhân rộng mô hình bắt chuột bằng lưới cá
Việc khép kín đê bao sản xuất tăng vụ là điều kiện thuận lợi cho chuột lưu trú và cắn phá mùa màng, gây thiệt hại năng suất nông sản sau thu hoạch. Vì vậy, mô hình dùng lưới đánh cá để bắt chuột trên đồng rất an toàn, hiệu quả đã được nông dân các địa phương huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp áp dụng và nhân rộng
Dọc theo các đê bao khép kín của huyện Hồng Ngự như khu 2.600ha ở xã Thường Thới Tiền, Thường Phước 2, khu 3.200ha ở 3 xã Long Phú Thuận cũng như ở một số ô bao tăng vụ, nhiều nông dân đang áp dụng mô hình dùng lưới đánh cá giăng quanh đồng để bắt chuột. Do mắc lưới nhỏ chi chít, chuột dính vào và khó có thể thoát ra nên đã góp phần ngăn chặn sự tấn công của chuột gây hại lúa và hoa màu, nhất là trong vụ hè thu này. Lợi thế của mô hình là không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đoạn lưới rộng chừng 3 - 6 tấc (tùy theo địa hình và diện tích mặt ruộng) là có thể ngăn được chuột.
Bên cạnh việc dùng lưới đánh cá để bắt chuột, nhiều nông dân còn áp dụng các mô hình truyền thống như dùng rập, bẫy tự chế đặt quanh ruộng và chỉ cần rải lúa mồi cũng bắt chuột hiệu quả mà không phải giăng mắc điện trên đồng ruộng gây nguy hiểm. Bởi thực tế, thời gian qua nhiều vụ tai nạn thương tâm do dùng điện bẫy chuột đã xảy ra để lại hậu quả đau lòng cho cả người giăng mắc điện và gia đình nạn nhân.
Related news
Nhiều nông dân tỉnh Đồng Tháp đang phát triển trồng khoai lang có xuất xứ từ Nhật Bản cho củ màu tím, màu sữa, đỏ, trắng...
Đất trồng lúa tập trung nhiều ở các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh và Triệu Phong. Đất lúa ở đây, hầu hết có tầng canh tác mỏng,chua nặng và nhiễm phèn.
Nhện nước là khắc tinh của sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu; bọ xít ăn rầy non; trong khi bọ đuôi kìm có thể ăn 20-30 con sâu mỗi ngày.