Home / Cây ăn trái / Đu đủ

Nhân Giống Nhanh Cây Đu Đủ

Nhân Giống Nhanh Cây Đu Đủ
Publish date: Tuesday. August 27th, 2013

Phát sinh phôi sinh dưỡng từ mô sẹo có nguồn gốc từ lá cây đu đủ (carica papaya L.) là đề tài của nhóm nghiên cứu: Đỗ Bích Ngọc, Bùi Xuân Sơn, Bùi Văn Lệ, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM. Kết quả cho thấy mô sẹo từ lá non cây đu đủ tạo phôi khi nuôi cấy trên môi trường MS (murashige and skoog) bổ sung 0,5mg/l BAP (6-benzylaminopurine) và 0,1mg/l NAA (naphthaleneacetic acid).

Phôi sinh dưỡng sẽ nẩy mầm khi nuôi cấy lỏng lắc trên môi trường MS. Sự phát sinh phôi sinh dưỡng của những mô sẹo có nguồn gốc từ lá của loài đu đủ này với hiệu suất cao là bằng chứng mạnh mẽ cho tính toàn năng của thực vật. Điều này sẽ giúp ích cho phương thức thực nghiệm trong việc nhân giống nhanh cây Carica papaya L.

Cây đu đủ Carica papaya L. thuộc họ Caricacea, là loại cây ăn quả phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đu đủ cho trái quanh năm, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là chứa nhiều vitamin A. Đu đủ còn được coi là một loại dược liệu quý: rễ, hoa, lá và nhựa cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra, nhựa của cây đu đủ chứa một enzyme phân giải protein có tên là papain. Papain rất cần cho nhiều lĩnh vực công nghiệp: dược phẩm, hóa chất, kỹ nghệ tơ sợi dệt may, thuộc da, thực phẩm…

Đu đủ được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Việc trồng tập trung chuyên canh để sản xuất đu đủ với quy mô công nghiệp gặp nhiều bất lợi về giống và dịch bệnh.

Quá trình hình thành phôi sinh dưỡng mang lại nhiều ứng dụng trong thực tiễn và có tính thương mại cao, đặc biệt là trong lĩnh vực vi nhân giống. Ngoài ra, số lượng lớn của phôi sinh dưỡng chính là một nguồn nguyên liệu đáng kể phục vụ cho những ứng dụng quan trọng khác như: sản xuất hạt nhân tạo, biến nạp gen, lai sinh dưỡng, tạo dòng cây sạch virus,…

Vì vậy, nghiên cứu này đã tìm hiểu quá trình phát sinh phôi sinh dưỡng thông qua mô sẹo của cây đu đủ giống ruột vàng, một giống đu đủ của địa phương huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các phẩm chất: trái to, quả ngọt, năng suất cao. Điều này cũng giúp ích cho công tác tuyển chọn và lưu trữ giống.


Related news

Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

Wednesday. August 14th, 2013
Để Đu Đủ Cho Trái Dài, Năng Suất Cao Để Đu Đủ Cho Trái Dài, Năng Suất Cao

Không nên dùng phân hoá học và hạn chế tối đa phân đạm để bón cho đu đủ vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng do dư lượng nitrat (NO3) trong quả cao, gây đắng chát, dễ dẫn đến ung thư.

Friday. August 30th, 2013
Nhân Giống Nhanh Cây Đu Đủ Nhân Giống Nhanh Cây Đu Đủ

Phát sinh phôi sinh dưỡng từ mô sẹo có nguồn gốc từ lá cây đu đủ (carica papaya L.) là đề tài của nhóm nghiên cứu: Đỗ Bích Ngọc, Bùi Xuân Sơn, Bùi Văn Lệ, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM. Kết quả cho thấy mô sẹo từ lá non cây đu đủ tạo phôi khi nuôi cấy trên môi trường MS (murashige and skoog) bổ sung 0,5mg/l BAP (6-benzylaminopurine) và 0,1mg/l NAA (naphthaleneacetic acid).

Tuesday. August 27th, 2013
Đu Đủ “Mẫn Cảm” Với Phân Đạm Đu Đủ “Mẫn Cảm” Với Phân Đạm

Hiện có 2 giống đu đủ phổ biến là giống Hongkong đa bông và Đài Loan tím. Chọn hạt làm giống từ những cây mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh. Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5 - 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm.

Friday. August 30th, 2013
Để có vườn đu đủ trái dài, năng suất cao Để có vườn đu đủ trái dài, năng suất cao

Đu đủ là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái và có hiệu quả kinh tế cao. Đu đủ nhân giống chủ yếu bằng hạt vì nhanh, rẽ và tiện lợi.

Friday. April 21st, 2017