Home / Cá nước mặn / Cá bơn

Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 2

Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 2
Author: HNDVN
Publish date: Monday. August 29th, 2016

3. Bệnh do vi khuẩn vibrio anguillarium

Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cá giống, tỷ lệ chết có thể lên tới 50%, thường gặp ở cá có chiều dài thân 5-20 cm.

Bệnh thường phát sinh quanh năm, đặc biệt phát sinh cao ở thời kỳ từ tháng 4-7.

Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio anguillariu.

- Dấu hiệu bệnh lý: màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám đen, vảy bị bong ra, vây bị hoại tử phần tia vây ngoài, vây bị xuất huyết thối rữa.

- Biện pháp phòng bệnh: Vi khuẩn vibrio anguillariu tồn tại ở trong nước biển, do vậy muốn phòng bệnh này nguồn nước phải đảm bảo sạch, phải thường xuyên sát trùng đáy bể ương nuôi.

Dung thuốc phun trực tiếp vào bể nuôi để nước bể có nồng độ thuốc formaline nồng độ 10-15ppm.

- Trị bệnh: dùng một trong các loại thuốc kháng sinh (oxytetracyline, rifammycine…) trộn với thức ăn cho cá ăn trong 7 ngày liên tục với lượng như sau: ngày đầu tiên từ 100mg thuốc/kg cá /ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 lượng thuốc mỗi ngày bằng một nửa ngày đầu.

Kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C.

4. Bệnh do vi khuẩn (liên cầu khuẩn)

Bệnh phát sinh từ tháng 4 đến tháng 12, tập trung vào thời điểm nhiệt độ nước khoảng 250C (nhất là tháng 7-10), cá nuôi mật độ cao, tỷ lệ nước thay ít.

Cá bị bệnh có tỷ lệ chết hàng ngày 0,1-2%, có lúc đạt 10%.

Khi nhiệt độ hạ thấp, bệnh hạn chế phát sinh.

Tác nhân gây bệnh do liên cầu khuẩn Streptoccous sp

- Dấu hiệu bệnh lý: màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám đen, nhãn cầu trắng đục, xuất huyết, bộ phận đầu và hàm trên hàm dưới cá màu đỏ.

Mang cá có màu đỏ do xuất huyết hoặc tái xám do chuyển sang giai đoạn hoại tử.

Khi giải phẫu nội tạng thấy ruột có màu đỏ.

- Biện pháp phòng bệnh: Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ nước lên cao, thức ăn chất lượng kém.

Do đó, khi phát hiện cá bị bệnh phải tách cá bệnh ra riêng.

Cho cá ăn thức ăn tươi sống, chất lượng tốt, ngừng cho ăn hoặc cho ăn ít hơn khi phát hiện cá nhiễm bệnh.

Tăng chất dinh dưỡng cho cá, giảm mật độ ương nuôi, tăng cường thay nước, hạn chế thức ăn dư thừa.

- Trị bệnh: trộn vào thức ăn và thuốc kháng sinh Tetracyline hoặc Erythromycine với nồng độ 50mg/1 kg cá/ngày.

Cho ăn liên tục 3-5 ngày, kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C.

 


Related news

Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Các khu nuôi công nghiệp và Các khu quy hoạch Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Các khu nuôi công nghiệp và Các khu quy hoạch

Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Các khu nuôi công nghiệp

Monday. August 29th, 2016
Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Chi phí sản xuất Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Chi phí sản xuất

Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Chi phí sản xuất

Monday. August 29th, 2016
Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 1 Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 1

Cá bơn vỉ (Paralichthys olivaceus) là loài cá đáy, sống ở vùng biển xứ lạnh, là loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi quan trọng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Monday. August 29th, 2016