Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nguyên tắc phòng chống dịch bệnh tại trại heo

Nguyên tắc phòng chống dịch bệnh tại trại heo
Author: NCN
Publish date: Monday. March 14th, 2016

Nguyên tắc 1 – hạn chế tiếp xúc tối đa với heo

Bệnh được truyền từ tiếp xúc giữa heo với heo. Nếu tối thiểu việc tiếp xúc giữa heo với heo thì sẽ hạn chế được việc phát sinh dịch bệnh.

Hãy nhớ rằng những thứ tiếp xúc với heo như kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh.

Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh ở các chuồng trại hoặc nhóm heo thường xuyên bắt đầu từ một số con bị nhiễm bệnh.

Nguyên tắc 2- Stress là thuốc độc

Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh.

Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta đã biết như nuôi mật độ cao, heo bị lạnh mà còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress.

Chúng ta luôn phải quan sát để tìm biện pháp sao cho heo giảm được các nguyên nhân gây stress.

Nguyên tắc 3 - Vệ sinh là vàng

Không có biện pháp thay thế nào tốt hơn việc vệ sinh và phòng dịch triệt để. Vệ sinh sát trùng các công cụ và dụng cụ, chuồng trại sẽ đem lại hiệu quả cao.

Phải ngăn chặn việc lây nhiễm thông qua kim tiêm và các dụng cụ.

Nguyên tắc 4
- Tầm quan trọng của dinh dưỡng

Heo con mới sinh là đang trong giai đoạn phát triển của hệ miễn dịch nên cần được bú sữa đầu đầy đủ.

Heo con sẽ được bảo vệ vì các kháng thể cần thiết đã được hấp thu.

Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần bổ sung trong cám nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa với liều lượng phù hợp.


Related news

Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ

Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ

Monday. March 14th, 2016
Vấn đề dinh dưỡng cho nái Vấn đề dinh dưỡng cho nái

Vấn đề dinh dưỡng cho nái

Monday. March 14th, 2016
Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ

Kế hoạch thay nái tối thiểu một năm phải làm 3 lần. Mỗi năm tỷ lệ thay nái phải đạt 40 %. Và để giảm tỷ lệ đào thải do khả năng sinh sản hoặc năng suất thấp, ta cần thực hiện các biện pháp quản lý dinh dưỡng để điều chỉnh thể trạng (BCS), vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

Monday. March 14th, 2016