Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nguy cơ dịch tai xanh và loại vaccin tai xanh nào để tiêm phòng có hiệu quả?

Nguy cơ dịch tai xanh và loại vaccin tai xanh nào để tiêm phòng có hiệu quả?
Author: Lê Ngọc Thuận - Phòng Dịch tễ - Chi cục Thú y Bến Tre
Publish date: Tuesday. May 9th, 2017

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tai xanh trong nước đang có xu hướng phát sinh trở lại...

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tai xanh trong nước đang có xu hướng phát sinh trở lại. Theo thông tin từ Cục Thú y từ đầu năm đến nay cả nước có 14 tỉnh có dịch heo tai xanh và hiện tại còn một số tỉnh đã và đang có dịch heo tai xanh, trong đó phía Nam có tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Đồng thời Cục Thú y nhận định dịch tai xanh năm 2012 có diễn biến bất thường hơn so với năm 2011, tốc độ lây lan rất nhanh, số lượng heo mắc bệnh phải tiêu hủy cao gấp 2,5 lần so cùng kỳ năm 2011.

Tại Bến Tre, từ đầu năm đến nay tuy chưa phát sinh ổ dịch, nhưng trong tình hình hiện nay dịch bệnh đang phát triển, diễn biến thời tiết bất lợi, mật độ chăn nuôi cao, môi trường ô nhiễm, các ổ dịch cũ đang là nguy cơ đe dọa bùng phát dịch. Do đó Chi cục Thú y cảnh báo năm 2012 nhiều khả năng dịch tai xanh có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh nếu như không áp dụng các biện pháp phòng dịch đồng bộ và hiệu quả.

Trước nguy cơ dịch tai xanh đang đe dọa. Người chăn nuôi cần phải làm gì để bảo vệ đàn heo của mình?

Một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả đó là tiêm phòng vaccin tai xanh cho đàn heo. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều loại vaccin như: Hibra (Tây ban Nha), Besta (Singapore), Boehringer (Đức),.... Thực tế qua các ổ dịch năm 2010, tại Bến Tre khi thực hiện điều tra ổ dịch cho thấy một số hộ chăn nuôi có tiêm phòng những loại vaccin trên nhưng bệnh tai xanh vẫn xảy ra. Điều này có thể giải thích do trước đây, chúng ta chưa phát hiện ra virus gây bệnh tai xanh thuộc chủng nào nên dùng loại vaccine không phù hợp dẫn đến tỷ lệ bảo hộ thấp, có tiêm phòng nhưng bệnh vẫn xảy ra. Còn hiện nay, theo kết luận của Cục Thú y vi rút gây ra các ổ dịch tai xanh trên heo tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay thuộc chủng Bắc Mỹ và tương đồng rất cao với chủng vi rút gây bệnh tai xanh tại Trung Quốc và sử dụng loại vaccine nhược độc JXA1-R của Trung Quốc phòng bệnh có hiệu quả rất cao.

Loại vaccin này được Cục Thú y nhập về năm 2010 để tiêm khảo nghiệm tại các tỉnh đang xảy ra dịch, trong đó phía Nam có các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, ....và cho hiệu quả tốt. Năm 2011, khi dịch xảy ra Cục Thú y đã chỉ đạo các tỉnh sử dụng vaccin nhược độc JXA1-R của Trung Quốc để tiêm phòng bao vây ổ dịch. Kết quả rút ngắn thời gian chống dịch, giảm số heo bệnh và chết. Hiện nay đây là loại vaccin duy nhất Cục Thú y có văn bản hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo người chăn nuôi dùng để tiêm phòng bệnh tai xanh

Vaccin nhược độc chủng JXA1-R của Trung Quốc

Thực tế tại Bến Tre, năm 2011 từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh cấp Chi cục Thú y triển khai tiêm phòng 20.000 liều vaccin này cho đàn heo nái, nọc tại 14 xã vùng nguy cơ cao của huyện Mỏ Cày Nam. Kết quả năm 2011 dịch tai xanh đã không xảy ra. Năm 2012, tiếp tục ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêm phòng 50.000 liều để tiêm cho đàn heo nái, nọc trên toàn tỉnh và cho nhóm heo từ 1 đến 3 tháng tuổi tại các xã nguy cơ cao của 4 huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành và Giồng Trôm. Vừa qua Chi cục thực hiện chương trình giám sát sau tiêm phòng vaccin tai xanh, đã lấy 45 mẫu máu trên đàn heo đã tiêm phòng tại 8 huyện và thành phố trong tỉnh để xét nghiệm đánh giá khả năng bảo hộ sau tiêm phòng. Kết quả tỉ lệ bảo hộ đạt 86.7%.

Để giúp người chăn nuôi lựa chọn loại vaccin tai xanh phù hợp, Chi cục Thú y Bến Tre khuyến cáo bà con chăn nuôi sử dụng vaccin tai xanh của Trung Quốc để tiêm phòng cho đàn heo của mình. Nhằm mục đích có tiêm phòng là phòng được bệnh, từ đó bảo vệ hiệu quả chăn nuôi, mang lại lợi ích thiết thực cho gia đình và góp phần bảo đảm an toàn dịch bệnh trong tỉnh.

Vaccin tai xanh của Trung Quốc hiện nay được cung ứng tại Chi cục Thú y và Trạm Thú y các huyện, Thành phố trong tỉnh. Người chăn nuôi có nhu cầu xin liên hệ trực tiếp hoặc qua số điện thoại 075 3700245 để được cung ứng.


Related news

Bệnh phó thương hàn trên heo và cách phòng bệnh Bệnh phó thương hàn trên heo và cách phòng bệnh

Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samolella Choleraesuis (vi khuẩn phó thương hàn heo) gây ra.

Monday. May 8th, 2017
Bệnh dịch tả heo và giải pháp phòng ngừa Bệnh dịch tả heo và giải pháp phòng ngừa

Dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Pestivirut gây ra, bệnh xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất là heo con theo mẹ, heo sau cai sữa

Monday. May 8th, 2017
Chăm sóc heo con phòng ngừa bệnh tiêu chảy Chăm sóc heo con phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh xảy ra phổ biến ở heo con theo mẹ và heo cai sữa do các nguyên nhân như: stress, dinh dưỡng kém hoặc do nhiễm bệnh.

Monday. May 8th, 2017