Home / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nguồn thay thế Probiotic và Prebiotic trong nuôi cá rô phi

Nguồn thay thế Probiotic và Prebiotic trong nuôi cá rô phi
Author: Minh Hiền
Publish date: Monday. July 9th, 2018

Nhận thức được ứng dụng quan trọng của chế phẩm sinh học trong nuôi cá rô phi, Tiến sĩ Rosalie Rafael cùng các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Đại học quốc gia Luzon (FAC-CLSU) tiến hành đánh giá khả năng sử dụng probiotic và prebiotic từ thực vật bản địa được chọn để giảm nhu cầu protein của cá rô phi.

Là một thành viên của Hội đồng Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp, thủy sản và tài nguyên thiên (PCAARRD), nhà tài trợ nghiên cứu và phát triển chương trình cá rô phi quốc gia, tiến sĩ Rafael và nhóm của ông cũng hy vọng sẽ giảm chi phí sản xuất cá rô phi thông qua việc phát triển probiotic và prebiotic.

Probiotics là  “lợi khuẩn" giúp cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách kiểm soát sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại.

Mặt khác, Prebiotics là carbohydrates sinh vật chủ không thể tiêu hóa được. Nó đóng vai trò như thức ăn cho các Probiotic trong ruột già. Khi được kết hợp trong chế độ ăn của cá hoặc bổ sung vào nước, nó sẽ làm tăng số vi khuẩn có lợi trong ruột; ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh; và giải phóng các enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. 

Phát hiện trước đó cho thấy rằng chế độ ăn có chứa nhóm probiotic khác nhau cải thiện đáng kể sự tăng trưởng của cá rô phi; cải thiện chất lượng nước và hoạt động của vi sinh vật trong đường tiêu hóa; đồng thời tăng cường tình trạng miễn dịch, hiệu suất tăng trưởng và tiêu hóa thức ăn của cá rô phi. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học thương mại đưa vào thức ăn giảm khoảng 2,5% nhu cầu protein thô của cá rô phi.

Trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, Probiotic thường được sử dụng gồm các loại như Lactobacillus, Bifidobacterium , Pediococcus, Carnobacterium spp. Bacilli, Flavobacterium, Cytophaga, Pseudomonas, Alteromonas, Aeromonas, Enterococcus, Nitrosomonas, Nitrobacter (vi khuẩn tạo đạm), và Vibrio spp., nấm men (Saccharomyces, Debaryomyces), và các loại khác.

Một số probiotic có nguồn gốc từ ruột cá khỏe mạnh, ấu trùng, và phân. Tuy nhiên, trong dinh dưỡng của cá rô phi, các loại Probiotic thường được sử dụng là Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Enterococcus faecium, Lactobacillus rhamnosus, Micrococcus luteus, Pseudomonas spp., Streptococcus faecium, và Saccharomyces cerevisiae.

Mặt khác, prebiotic là những thành phần dinh dưỡng bổ sung, làm thức ăn cho vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Carbohydrate được gọi là oligosaccharidesare chiết xuất từ các nguồn tự nhiên, tổng hợp bởi các enzyme hoặc có được thông qua quá trình thủy phân, nó có chức năng như prebiotic.

Oligosaccharides thường được sử dụng như prebiotics bao gồm inulin, fructo-oligosaccharides, galacto-oligosaccharides, soya-oligosaccharides, xylo-oligosaccharides, pyrodextrins, isomalto-oligosaccharides, và lactulose.

Các nguồn thay thế probiotic và prebiotic là chất thải nông nghiệp từ phế liệu thực vật (ví dụ, rơm rạ, thân cây ngô và lá, vv) và chất thải sau chế biến (ví dụ, bã mía và vi sinh vật hình thành qua quá trình lên men). Chúng có chứa một loạt các oligosaccharides và polysaccharides phức tạp có khả năng chuyển hóa thành nhiều loại oligosaccharides khác nhau. Lactose từ nước thừa sau quá trình làm sữa chua, oligosaccharides có nguồn gốc từ tinh bột, và fungal mycelia (Vi nấm) từ nấm là những nguồn thay thế khác của prebiotic. Tương tự, gạo lên men (thường được gọi là "binlid") cũng là oligosaccharide có nguồn gốc từ tinh bột.

Với các nguồn lực tự nhiên sẵn có của địa phương như lá hành tây, vỏ trái cây, và chất thải sau chế biến khác, tiến sĩ Rafael và nhóm của ông hy vọng phát triển probiotic và prebiotics tiềm năng cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản


Related news

Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi tính đực Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi tính đực

Nhằm cung cấp thông tin đến người nuôi hiểu được nguồn gốc con giống cá rô phi đơn tính đực cũng như quy trình sản xuất con giống 21 ngày tuổi dòng Novit-4

Thursday. March 22nd, 2018
Xử lý nước ao nuôi cá rô phi bằng rong biển Xử lý nước ao nuôi cá rô phi bằng rong biển

Mật độ rong câu thả 300 gam/m2 cho thấy hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ hoà tan là cao nhất.

Wednesday. May 2nd, 2018
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm Hiệu quả từ mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sau 6 tháng, mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm cho sản lượng và năng suất cao và có lãi trên 69.266.000 đồng/ha

Monday. May 7th, 2018