Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La

Người Nuôi Lợn Giỏi Nhất Sơn La
Publish date: Wednesday. December 25th, 2013

Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.

Có ít tiền dành dụm được, anh mua 1.200m2 đất vừa làm chỗ ở, vừa để chuyển nghề mới: Nuôi lợn và nấu rượu. "Lúc đầu tôi chỉ nuôi vài chục con, sau nâng dần lên.

Nhưng cuối năm 2003, tôi bị tai nạn giao thông, cả gia sản đi toi cùng với 1 cái chân. Vay mượn, gây dựng lại đàn lợn, cuối năm 2004, nạn dịch tả lại xóa sổ cả đàn lợn hơn 100 con. Thấy tôi vẫn quyết tâm nuôi lợn, ngân hàng lại cho vay vốn. Đến nay, tôi có gần 900m2 chuồng trại; duy trì ổn định hơn 400 con lợn thịt, lợn nái. Năm 2006, xuất chuồng hơn 80 tấn thịt, doanh thu trên 1,9 tỷ đồng" - anh Bắc cho biết.

Lý giải tại sao lại chọn nuôi lợn, anh bảo: "Ở Sơn La nhu cầu thực phẩm lớn mà ít người nuôi lợn; thức ăn lại rẻ hơn rất nhiều so với dưới xuôi". Anh nuôi khép kín: Lợn nái-lợn giống-lợn thịt và nấu rượu với công suất 100 lít/ngày. Bã rượu anh dùng chăn nuôi; phân lợn làm khí biogas. Theo cách tính khiêm tốn của anh, lãi từ nuôi lợn chiếm hơn 20% tổng doanh thu. "Năm 2006, tôi lãi 400 triệu đồng".

Anh thuê 2 lao động và 1 cán bộ thú y có tay nghề cao chăm sóc đàn lợn. "Mỗi lao động lành nghề có thể chăm 300 đầu lợn thịt hoặc 100 đầu lợn nái. Với 3 người giúp việc này, năm 2007, tôi có thể nâng lên 500-700 con lợn thịt/lứa và 100 con lợn nái mà không cần thuê thêm nhân công".

Lộc cộc khua đôi nạng, len lỏi giữa các dãy chuồng lợn, anh Bắc chỉ cho tôi những khu nuôi lợn thịt, lợn nái bố trí khoa học. Hệ thống vách ngăn, nền chuồng làm bằng thép không gỉ, có thể điều chỉnh khoảng cách mỗi gian chuồng cũng như từng con lợn. Tất cả đều được lau rửa sạch sẽ, có quạt thông gió.

Khu vực nuôi lợn nái, lợn sữa có hệ thống làm lạnh để điều chỉnh nhiệt độ. "100% là lợn siêu nạc. Với kiểu chuồng này, khi con nái chửa chỉ cần ở trong diện tích 1,2m2. Còn lợn đang nuôi con khoảng 3,7m2/đàn". Toàn bộ chất thải được đưa xuống 4 bể biogas có tổng dung tích gần 100m3, cung ứng đủ chất đốt hàng ngày cho hàng chục gia đình lân cận.

"Tôi đã trình UBND thị xã dự án mở rộng thêm 1.000m2 diện tích trại chăn nuôi. Tôi vẫn mơ ước có trại chăn nuôi với 1.000 con lợn/lứa" - anh Bắc tiết lộ.


Related news

Tăng Cường Quản Lý Giống Cây Trồng Lâm Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Giống Cây Trồng Lâm Nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp còn nhiều bất cập, một số địa phương chưa kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng giống.

Friday. March 21st, 2014
Sống Khỏe Nhờ Bí Lai Sống Khỏe Nhờ Bí Lai

Thời gian gần đây, những mô hình trồng bí xanh, bí đỏ thế hệ lai đã góp phần giúp nông dân Vĩnh Phúc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, thay đổi tập quán canh tác và có thu nhập vượt trội so với trồng lúa.

Sunday. February 23rd, 2014
“Trúng Mùa, Rớt Giá”… Điệp Khúc! “Trúng Mùa, Rớt Giá”… Điệp Khúc!

Có ít nhất 12.000 tấn dưa hấu đang được thu hoạch trên diện tích khoảng 500ha thuộc 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú - Bến Tre). Mùa này, dưa trúng đậm với sản lượng trung bình 25 tấn/ha, nhưng giá bán chỉ từ 1.500-2.500 đồng/kg, rẻ nhất trong 10 năm qua. Tất cả nông dân trồng dưa đều không có lãi…

Friday. March 21st, 2014
Việt Nam Sản Xuất Trứng Gà Giàu Omega 3 Việt Nam Sản Xuất Trứng Gà Giàu Omega 3

Đây là một acid béo quan trọng đối với cơ thể con người, góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm nồng độ triglycerides máu, hạ cholesterol, ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường...

Sunday. February 23rd, 2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Trồng Cam Xen Vườn Cà Phê Vùng Sương Muối Hiệu Quả Bước Đầu Từ Trồng Cam Xen Vườn Cà Phê Vùng Sương Muối

Mặc dù có hàng trăm hộ dân có diện tích cà phê bị cháy lá do sương muối trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, nhưng gia đình anh Đỗ Xuân Khởi, Đội I, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La) vẫn làm ăn phát đạt khi rất nhiều người dân ở các xã trong huyện và các huyện lân cận tìm tới mua cây cam giống do anh lai ghép, chịu được sương muối và cho thu nhập kinh tế cao.

Friday. March 21st, 2014