Ngủ Dậy Mất Trộm Cả... Vườn Hoa
Nhiều vụ trộm hoa trong đêm ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) khiến người trồng hoa điêu đứng.
Ông Trần Minh Thắng, ngụ khu Thánh Mẫu, P.7, TP.Đà Lạt, cho biết đêm 2.11, trước khi đi ngủ ông còn đến rọi đèn pin thấy vườn hoa 1.000 m2 còn nguyên, nhưng chỉ sau một đêm thức dậy bị trộm dọn sạch.
Theo ông Thắng, 18.000 gốc cát tường trong vườn bị trộm ước khoảng 1 tấn hoa; với giá hoa ổn định từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thiệt hại gần 70 triệu đồng. Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) cho biết kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non.
“Đêm 31.10, vườn hoa này đã bị trộm lẻn vào cắt rồi, tưởng chúng sẽ “tha”, không ngờ lần này chúng lại dọn sạch cả vườn. Tôi trồng hoa gần 10 năm nay, nhưng chưa khi nào bị trộm nhổ nguyên vườn hoa như lần này”, ông Thắng xót xa nói.
Trước đó, nhiều vụ trộm hoa tương tự xảy ra trên địa bàn. Đêm 14.10, trộm đột nhập vào vườn hoa của gia đình ông Trần Trung Hải (cuối khu Thánh Mẫu), bẻ trộm cả vườn hoa đồng tiền, sản lượng trên 4.000 cành hoa. Ông Hải cho biết bọn trộm giẫm đạp hư cả vườn hoa, hút thuốc lá bỏ lại cả đống đầu lọc và còn để rơi chìa khóa xe máy trong vườn. Tiếp đó, đêm 18.10, trộm lại lẻn vào vườn hoa của anh Cao Đăng Trình (gần vườn ông Hải) bẻ trộm hơn 2.000 bông đồng tiền.
Đầu tháng 9.2014, vườn hoa cẩm chướng của ông Nguyễn Thanh Hướng (khu Đa Thiện, P.8, Đà Lạt) cũng bị trộm đột nhập bẻ trộm hơn 4.000 cành hoa cẩm chướng. Không chỉ bẻ trộm hoa, kẻ gian còn giẫm nát vườn hoa, làm ông Hướng thất thu gần một tháng sau. Ông Hướng cho biết có trình báo tổ dân phố vụ mất hoa nhưng chẳng thấy cơ quan chức năng tới ghi nhận vụ việc.
Tối 3.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cao Thanh Hiếu, Trưởng công an P.7 (Đà Lạt) nhìn nhận trước đây trên địa bàn phường có xảy ra những vụ trộm hoa quy mô nhỏ, nhưng nay “mới nghe dân báo bị trộm cả vườn hoa chỉ trong một đêm”. Ông Hiếu cho biết sẽ nắm thêm tình hình để tăng cường lực lượng tuần tra, họp dân lập các tổ tự quản khi hoa gần đến ngày thu hoạch để ngăn chặn kẻ gian. “Nếu phát hiện kẻ gian trộm hoa, người dân cần báo ngay cho công an phường”, ông Hiếu nói.
Related news
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.
Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.
Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.