Ngư Dân Khánh Hòa Mở Cửa Biển Ra Trường Sa

Các tàu hành nghề lưới rê, lưới cản của ngư dân tỉnh Khành Hòa chọn ngày mồng 6 để xuất hành, mở biển vì họ quan niệm hôm nay là ngày đẹp.
Sáng nay (24/2) tức ngày mồng 6 Tết Ất Mùi, hàng trăm tàu cá của ngư dân tỉnh Khánh Hòa đồng loạt mở biển, thẳng tiến ra ngư trường Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Cảng cá Hòn Rớ, tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang là cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ, sáng nay trở nên nhộn nhịp. Ông Mai Thành Phúc, chủ một tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường Sa cho biết, ngư dân rất phấn khởi vì các chuyến biển cuối năm, giá dầu giảm, giá cá ổn định nên hầu hết đều thắng lớn.
Hôm nay, tàu cá của gia đình ông Mai Thành Phúc chuẩn bị cho chuyến biển khoảng 20 ngày. Ông Phúc phấn khởi: “Đây là chuyến ra biển đầu tiên nên tinh thần rất phấn khởi, vươn khơi xa bám biển để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thời tiết tốt, giá cá cũng tạm ổn, giá xăng dầu cũng giảm sâu, đó là điều phấn khởi nhất cho bà con ngư dân đánh bắt xa bờ”.
Các tàu hành nghề lưới rê, lưới cản của ngư dân tỉnh Khành Hòa chọn ngày mồng 6 để xuất hành, mở biển vì họ quan niệm hôm nay là ngày đẹp. Ngư dân rất kỳ vọng chuyến biển đầu năm bởi sau Tết, các loại cá cũng được giá hơn. Ngư dân Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch Hội nông dân phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết toàn phường có 80 chiếc tàu đánh bắt xa bờ, có khoảng 50% số tàu xuất bến trong ngày mồng 6. Năm nay, bà con kỳ vọng 80-90% là trúng biển.
Do gần với ngư trường Trường Sa nên từ ngày mồng 6 đến rằm tháng Giêng, lượng tàu cá của ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ ra vào các cảng cá tại tỉnh Khánh Hòa tăng đột biến. Đây là những tàu cá vừa đón Tết trên biển trở về mang theo niềm vui được lộc biển. Ông Đỗ Trung Hiệp, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết thêm, 5 cảng cá trong tỉnh đều duy trì trực 24/24 để hỗ trợ các tàu cá bán cá nhanh tiếp tục vươn khơi bám biển.
Related news

Khoảng vài tháng nay trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL giá cua giảm mạnh, khiến cho hoạt động buôn bán, các điểm trung chuyển, các vựa ế ẩm. Người nông dân lo lắng vì giá cả của mặt hàng thủy sản đặc biệt này vẫn bấp bênh…

Trong những ngày qua, thông tin một số hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Đông Nam bộ hết sức lo ngại. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiến nghị xử lý hình sự những người dùng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm