Nghiên cứu thành công tôm sú bố mẹ sạch bệnh tại Trà Vinh
Theo đánh giá của các hộ sử dụng tôm giống thì hiện tại, tôm đang phát triển tốt và rất nhanh nhạy, khỏe mạnh.
Trà Vinh có diện tích nuôi tôm sú lớn với hơn 17.000 ha, trong khi lượng giống chỉ đáp ứng khoảng 60%, số còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh. Được biết, năm 2016 diện tích thả tôm sú của tỉnh Trà Vinh là 17.834 ha, nhu cầu giống là 1,78 tỷ con. Trong khi số trại giống trong tỉnh chỉ 83 cơ sở, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của tỉnh, số còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh. Theo kế hoạch, đến năm 2020 diện tích nuôi tôm nước lợ tỉnh Trà Vinh là 25.788,4 ha, nhu cầu con giống là khoảng 11 tỷ con tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Cùng đó, các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn còn hạn chế trong khâu cải tạo ao, chọn giống, ý thức cộng đồng chưa cao, do đó dễ phát sinh dịch bệnh, việc quản lý vật tư đầu vào còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống chưa đảm bảo…
Trước thực tế này, Trường Đại học Trà Vinh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Để tài do TS Huỳnh Thị Kim Hường, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp - Thủy sản phụ trách chính cùng một số cán bộ, giảng viên của khoa. Kết quả cho thấy, thời gian nuôi tôm post thành tôm bố mẹ là 13 tháng, tôm cái đạt kích cỡ trung bình >150 g, tôm đực kích cỡ trung bình >100 g. Đề tài cũng bước đầu cho sinh sản khoảng 300.000 - 400.000 ấu trùng từ tôm mẹ, tỷ lệ nở của trứng đạt khoảng 79 - 82%. Theo kết luận của Chi cục Thú y vùng VI (Cục Thú y) chất lượng tôm post tốt, đảm bảm sạch các bệnh như: đầu vàng, bệnh còi, bệnh teo gan tụy, hoại tử gan tụy cấp…
Thành công của đề tài sẽ góp phần rất lớn để ngành tôm hướng đến phát triển bền vững không chỉ cho vùng ĐBSCL mà còn trên cả nước.
Related news
EU đang là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam với kim ngạch trên 800 triệu USD/năm. Trong năm nay, ngành hàng tôm đang kỳ vọng sẽ đạt mốc XK 1 tỷ USD
Mang lại hiệu quả khá cao, mô hình này đã mở ra hướng đi mới, được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện học hỏi, nhân rộng.
Bệnh bơi xoắn ốc là một bệnh mạn tính do Myxobolus cerebralis, một động vật nguyên sinh ký sinh ảnh hưởng chủ yếu đến cá hồi vị thành niên.