Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nghiên cứu đột phá trong ngành thức ăn chăn nuôi

Nghiên cứu đột phá trong ngành thức ăn chăn nuôi
Author: Hà Dương (Global Times)
Publish date: Wednesday. November 3rd, 2021

Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực sinh tổng hợp, bằng cách chuyển carbon monoxide thành protein đầu tiên trên thế giới với công suất dự kiến ​​là 10.000 tấn.

Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu ngô và đậu tương làm thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới. Ảnh: Getty Image

Thành tựu khoa học vừa công bố cuối tuần qua được ca ngợi sẽ là một bước tiến vượt bậc trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Viện Nghiên cứu Thức ăn chăn nuôi, thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS), cơ quan chủ trì nghiên cứu cho biết: Ngành chăn nuôi Trung Quốc đang kỳ vọng bước đột phá mới sẽ cung cấp thêm giải pháp khả thi và giải được bài toán cho sự phụ thuộc quá mức của protein thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Vấn đề này từng được cho là một trong những thiếu sót lớn nhất của nền nông nghiệp Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu "carbon kép" của quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nghiên cứu mới cần phải có thêm các bước thí nghiệm sâu hơn nữa, trước khi đưa vào ứng dụng đầy đủ.

Xue Min, nhà khoa học chủ trì dự án và là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thức ăn chăn nuôi, nói với tạp chí Science and Technology Daily rằng, mặc dù đây là một quá trình tổng hợp protein phức hợp nhưng hứa hẹn sẽ có thể đối phó tốt với vấn đề thiếu hụt thức ăn chăn nuôi trong tương lai.

Sau nhiều năm hợp tác nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Thức ăn chăn nuôi và Công ty Công nghệ Sinh học Shoulang Bắc Kinh, đã đạt được một tiến bộ quan trọng về công nghệ chủ chốt cốt lõi bằng cách tăng đáng kể tốc độ phản ứng và tạo điều kiện cho quy mô công nghiệp, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Hiện nay, nguồn thức ăn đạm (protein) chủ yếu của Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu và đặc biệt là thiếu hụt rất nhiều sản phẩm chất lượng cao.

Mặc dù là quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, liên tục nhiều năm qua, lượng đậu tương nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc đã vượt quá 100 triệu tấn/năm, tức phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài khoảng trên 80%.

Meng Jinhui, một chuyên gia phân tích trong ngành nông nghiệp cho biết: Mặc dù thử nghiệm mới hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng, tuy nhiên nó vẫn còn một khoảng cách để đạt được tiêu chí sản xuất số quy mô hàng loạt trong thực tế.

“Đứng trên quan điểm thực nghiệm, điều đó rất có ý nghĩa nhưng cần phải theo dõi thêm, đặc biệt là khi đề cập đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và hiệu quả chi phí sản xuất”, các chuyên gia cho biết.

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, ngành chăn nuôi Trung Quốc đã vài lần ban hành các hướng dẫn mới, khuyến nghị cắt giảm lượng ngô và đậu tương trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm để giảm chi phí đầu vào. Trước đó, trong năm 2020, giá ngô tại nước này đã tăng tới 30%. Trong khi đó, thức ăn chăn nuôi thường chiếm từ 80 - 85% trong giá thành chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ước tính, nếu áp dụng các hướng dẫn mới trong chăn nuôi lợn, Trung Quốc sẽ có thể giảm lượng nhập khẩu từ 40 - 50 triệu tấn ngô và giảm sử dụng bột đậu tương khoảng 4 - 8 triệu tấn.

Trung Quốc hiện là một trong những nhà nhập khẩu ngô và đậu tương hàng đầu thế giới. Do vậy, hướng dẫn mới từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc sẽ giúp giải tỏa cơn khát đối với hoạt động nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên động thái này được các chuyên gia nhận định có thể sẽ tái định hình các dòng chảy thương mại ngũ cốc toàn cầu bởi hiện có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng lao vào cuộc chạy đua để thu mua các loại ngũ cốc vẫn thường được sử dụng cho ngành chế biến thực phẩm cho người chuyển sang chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.


Related news

Giảm nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên rau màu Giảm nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên rau màu

Tại Vĩnh Long, việc sử dụng thuốc BVTV tuân thủ chặt chẽ quy trình khoa học, giảm nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trên nhóm cây rau màu đã có nhiều chuyển biến

Saturday. October 30th, 2021
Hiểu đúng về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản Hiểu đúng về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản

Để bảo vệ mùa màng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải phun thuốc BVTV đúng cách, liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly.

Monday. November 1st, 2021
Nông nghiệp hữu cơ có thể thành 'cốt lõi mới' của mối quan hệ EU-châu Phi Nông nghiệp hữu cơ có thể thành 'cốt lõi mới' của mối quan hệ EU-châu Phi

Sản phẩm hữu cơ đóng vai trò tiên phong và trung tâm trong các ưu tiên của Ủy ban châu Âu về nông nghiệp và châu Phi có thể tận dụng cơ hội này.

Monday. November 1st, 2021