Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Cua Biển

Nghề Nuôi Cua Biển
Publish date: Tuesday. July 23rd, 2013

Cua biển là đối tượng thủy sản dễ nuôi, thích nghi trong môi trường sinh thái tự nhiên, ít bệnh, sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, nguồn giống có nhiều ở rừng ngập mặn ven biển và sản xuất nhân tạo, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp, nhuyễn thể giáp xác kích thước nhỏ và thức ăn tổng hợp dạng viên, chi phí thấp, có thị trường ổn định.

Ở Trà Vinh, hầu hết người dân ở các huyện ven biển Trà Cú, Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành chọn cua biển nuôi với nhiều hình thức, như nuôi chuyên cua, nuôi ghép với tôm sú, với cá, nuôi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, năng suất đạt từ 1,5 - 02 tấn/ha.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 34.159 hộ thả nuôi tôm cua kết hợp với 1,32 tỷ con giống, diện tích 23.614ha, trong đó có 11.421 hộ thả nuôi cua biển với 58,1 triệu con giống, diện tích 1.312,4ha. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch ước 69.893 tấn tôm, cua, cá các loại, đạt 47,1% kế hoạch, tăng 5,2% so cùng kỳ; trong đó có 3.590 tấn cua thương phẩm, tăng 36% so cùng kỳ (huyện Duyên Hải chiếm sản lượng khoảng 50%).

Có thể nói, những năm qua, mô hình nuôi cua quảng canh đã giúp nhiều nông dân trong tỉnh vươn lên khá giả. Điển hình như gia đình nông dân Huỳnh Văn Sáng ở ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, bình quân mỗi đợt nuôi từ 20 - 30kg cua giống trên diện tích 07ha mặt nước kết hợp với nuôi tôm sú, sau 04 tháng thu hoạch gần 02 tấn cua thương phẩm, giá bán bình quân 100.000 đồng/kg, lợi nhuận 70 triệu đồng.

Hay nông dân Nguyễn Văn Đôi, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải làm giàu với mô hình nuôi xen cua biển, tôm sú. Từ năm 1994 đến nay, với mô hình nuôi này, mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư con giống và thức ăn, ông Đôi thu lợi nhuận 50 triệu đồng.

Theo ông Đôi, để cua nuôi đạt gạch bán được giá cao, trong thời gian cua nuôi được hơn 04 tháng tuổi, ông bắt đầu thu hoạch cua đực, chọn cua cái giống cho vào lồng nuôi. Để cua gạch phát triển đồng loạt, nên chọn cua giống đồng đều về chấm gạch, sau đó cho cua ăn bổ sung nhiều thức ăn dinh dưỡng, nhất là ba khía cua sẽ đạt đầy gạch.

Trước đây, nguồn cua giống có được do khai thác tự nhiên, năng suất thấp từ 150 - 200 kg/ha. Những năm gần đây, do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nên tỷ lệ cua nuôi sống cao hơn cua giống tự nhiên. Từ lâu, mô hình nuôi cua ghép với các loài thủy sản khác (thả lan) chi phí thấp, ít bị rủi ro trong quá trình nuôi vì không cần xử lý phân thuốc, chỉ cho ăn thức ăn bổ sung từ hến, cá vụn… khi gần thu hoạch nên môi trường không bị ô nhiễm, cua, tôm ít chết.

Đặc biệt, giá cua trên thị trường luôn ổn định, vào thời điểm giá cua biển “lên ngôi” nông dân thu nhập rất cao. Nhưng gần 01 tháng nay, giá cua thương phẩm liên tục giảm mạnh khoảng 50% so với những tháng trước, nên người nuôi cua biển thu nhập thấp.

Hiện nay, trên thị trường dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg cua y (cua đực) giảm 100.000 đồng/kg, 200 ngàn đồng/kg cua gạch son (giảm từ 200 - 250 ngàn đồng/kg), cua cái xo, cua thịt và cua xô dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, giảm từ 30 - 40 ngàn đồng/kg. Theo ước tính của nhiều nông dân, trung bình nuôi cua thu lợi nhuận từ 20 - 35 triệu đồng/ha (tùy theo hình thức nuôi chuyên, nuôi kết hợp hay nuôi luân canh).

Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm:

* Nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm, nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 2-5 dương lịch. Trước khi nuôi cua, cần bón vôi xử lý ao nuôi, sau đó lấy nước. Xung quanh bờ ao phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa, ao có cống cấp và thoát nước để bơm hay thoát nước cho ao và cũng có thể trồng cây giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua.

Thức ăn cho cua thịt đa dạng: cá tạp, tôm, còng, nhuyễn thể, rau, ngũ cốc... chia làm 02 lần/ngày vào buổi sáng, chiều mát và thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Hàng ngày thay nước để giữ môi trường nuôi trong sạch. Cua đạt trọng lượng 200-300g/con là có thể thu hoạch bằng cách câu tỉa hay tháo cạn nước.

* Nuôi cua ốp thành cua chắc, mùa vụ nuôi và chăm sóc như cua thịt. Sau khi nuôi 10-14 ngày có thể kiểm tra nếu thấy cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thì thu hoạch. Trong đó, cua đực dùng bán thịt còn cua cái có thể tiếp tục nuôi thành cua gạch, trọng lượng trong quá trình nuôi có thể tăng lên 30-40%.

* Nuôi cua gạch từ tháng 6-12 dương lịch, nhưng tháng nuôi chính từ tháng 7 - 9 dương lịch hàng năm. Chỉ chọn cua cái giống có kích cỡ 200-400 g/con, cua phải có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ. Để cua gạch phát triển đồng loạt nên chọn cua giống đồng đều về chấm gạch thả nuôi trong ao lồng.

Thức ăn cũng giống như cua thịt, không nên để cua đói, vì chúng dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với mật độ cao. Khoảng từ 10-14 ngày sau bắt đầu thu hoạch, khi cua đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt.


Related news

Hòa An Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp Hòa An Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

Thursday. June 27th, 2013
Điêu Đứng Vì Giống Bắp Dỏm Điêu Đứng Vì Giống Bắp Dỏm

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.

Friday. June 28th, 2013
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo

Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.

Friday. July 19th, 2013
Nhiều Loại Cây Trồng Cạn Thu Nhập Gấp Nhiều Lần Cây Lúa Nhiều Loại Cây Trồng Cạn Thu Nhập Gấp Nhiều Lần Cây Lúa

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu

Friday. July 19th, 2013
Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim? Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim?

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

Friday. June 28th, 2013