Nghệ An có 455 mô hình sản xuất bền vững theo tiêu chí nông thôn mới
Thạch Giám là xã về đích NTM đầu tiên của 3 huyện nghèo của tỉnh, theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Để có nguồn thu nhập ổn định cho người dân, những năm qua, Thạch Giám được các đơn vị: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trường Đại học Vinh hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn bà còn thực hiện mô hình trồng rau an toàn; với diện tích trên 4,7 ha tại bản Phòng và bản Nhẫn.
Mặc dù còn khó khăn về nguồn nước tưới, nhưng qua đánh giá cho thấy, 1 ha rau an toàn, bà con ở đây thu nhập trên 15 triệu đồng/vụ. Đặc biệt tại bản Nhẫn, quanh năm bà con sản xuất các loại rau, củ quả hàng hóa, cung ứng cho thi trường.
Ngoài ra, vùng miền núi còn được đầu tư từ các chương trình, dự án của nhà nước, thực hiện nhiều mô hình sản xuất, khai thác tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân như: trồng chuối tiêu hồng, rau an toàn ở Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông...; chăn nuôi bò ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương...
Mô hình Thanh long hiệu quả cao ở Nghi Phương, Nghi Lộc
Giai đoạn 2011 - 2015, Nghệ An đã triển khai thực hiện được 4.529 mô hình phát triển sản xuất và 455 mô hình phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM. Các mô hình đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người của Nghệ An hơn 19,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến nay giảm chỉ còn 7,5%.
Related news
Ngày 10.7, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam 2016” do Tổng hội NNPTNT Việt Nam phối hợp Bộ NNPTNT tổ chức.
Với mục đích sản xuất an toàn, đề phòng nguy cơ dịch bệnh phát sinh, ông Phạm Văn Tràng ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã thực hiện mô hình nuôi gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học, doanh thu mỗi năm đạt 6-7 tỷ đồng.
Bắt đầu vào mùa mưa, cây giống trên địa bàn tỉnh Bến Tre bắt đầu tăng giá hơn so với cùng kỳ từ 2 đến 3 lần. Nguyên nhân chính là do hán hán, xâm nhập mặn và bắt đầu vào vụ xuống giống ở nhiều địa phương.