Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi Việt Nam với TPP vẫn có lộ trình để chuẩn bị

Ngành chăn nuôi Việt Nam với TPP vẫn có lộ trình để chuẩn bị
Publish date: Wednesday. November 18th, 2015

Chứng minh cho điều này, ông Ngô Chung Khanh đã đưa ra số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng chăn nuôi trong giai đoạn 2004-2013.

Theo đó, năm 2008 là năm Việt Nam ký kết FTA với Australia, New Zealand và Nhật Bản, khi đó các FTA này chưa có hiệu lực nhưng việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi đã tăng rất cao, lên tới hơn 180 triệu USD.

Trong khi những năm sau đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này lại sụt giảm và không cao bằng năm 2008

. Với TPP, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có lộ trình để chuẩn bị.

Ngành chăn nuôi có thời gian ít nhất 10 năm (kể từ năm 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép cuộc chơi mới thực sự tác động.

Bên cạnh khó khăn thì cơ hội cũng có như thuế máy móc đầu vào của ngành chăn nuôi cũng được cắt giảm, ông Ngô Chung Khanh cho hay.

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho TPP, cũng như các FTA khác, các chuyên gia cho rằng, ngành chăn nuôi cần phải đẩy nhanh Đề án tái cơ cấu ngành.

Coi đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cả các sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc sản, bản địa… đồng thời kiểm soát tốt an toàn thực phẩm.

Trong chăn nuôi gia cầm, nuôi gà công nghiệp sẽ bị cạnh tranh quyết liệt nhất.

Song thịt gà công nghiệp cũng chỉ đang có 20-25% thị phần tiêu thụ ở Việt Nam, còn chủ yếu là thịt gà của các giống địa phương, của gà lông màu nuôi bán chăn thả.

Riêng thịt bò, mặc dù Việt Nam có lượng phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào, tận dụng ủ ướp, phơi khô để làm thức ăn cho trâu bò rất hiệu quả nhưng lại thiếu quỹ đất chăn thả bò nuôi quy mô lớn.

Do nguồn cung không đủ nên về lâu dài vẫn phải nhập bổ sung thịt bò đông lạnh và bò thịt sống.

Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, bên cạnh việc chủ động khống chế dịch bệnh, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn, từng địa phương phải có lộ trình xây mới, nâng cấp và quản lý các cơ sở giết mổ công nghiệp, tập trung, giảm dần các cơ sở nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y.

Bên cạnh đó, trong hội nhập, doanh nghiệp, người chăn nuôi phải có tư duy theo chuỗi, phải tham gia chuỗi, kể cả chuỗi giá trị toàn cầu.

Coi đây là lối thoát duy nhất để tăng năng lực, thúc đẩy phát triển. Một yếu tố quan trọng khi ngành chăn nuôi hội nhập là phải hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi, tức là hạ giá thành thức ăn.

Nhưng theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng, khoáng vi lượng…

Việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản là vấn đề lâu dài. Ông Lê Bá Lịch cho rằng, cần khuyến khích người chăn nuôi, các trang trại tự sản xuất thức ăn.

Để làm được điều này cần phổ cập công thức sản xuất, phối trộn thức ăn gia súc, gia cầm cho người dân.

Bên cạnh đó, cần giành quỹ đất trồng cây thức ăn chăn nuôi. “Phải mạnh dạn mở rộng diện tích trồng ngô.

Không phải 1 triệu ha ngô như hiện nay mà phải nâng lên 1,5 rồi 2 triệu ha ngô.

Đây là nhu cầu bắt buộc để thay thế việc phải vận chuyển ngô từ Nam Mỹ về Việt Nam,” ông Lê Bá Lịch nhấn mạnh.


Related news

Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

Thursday. January 29th, 2015
Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

Thursday. January 29th, 2015
Vụ Đông Được Mùa, Được Giá Vụ Đông Được Mùa, Được Giá

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

Thursday. January 29th, 2015
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

Thursday. January 29th, 2015
Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Thursday. January 29th, 2015