Ngành chăn nuôi bò sữa chỉ tạo ra khoảng 2% tổng lượng khí nhà kính tại Mỹ
Nghiên cứu đã sử dụng số liệu từ hơn 500 trang trại chăn nuôi bò sữa và 50 công ty chế biến sữa từ năm 2007 cũng như số liệu từ hơn 210.000 chuyến vận chuyển sữa từ các trang trại tới các nhà máy chế biến.
Trường Đại học Arkansas đã tiến hành xem xét lượng khí thải các – bon trong quá trình sản xuất từ sữa nguyên liệu đến sữa thành phẩm.
Trường Đại học Michigan xem xét lượng khí thải từ các vụ mùa tạo nguồn thức ăn cho bò sữa.
Đây là lĩnh vực tạo nên phần lớn lượng khí thải các – bon cho ngành này.
Bằng việc sử dụng số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của các biến số từ phân bón, thuốc diệt cỏ đến quá trình thu hoạch và vận chuyển.
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng nằm trong diện đối tượng được xem xét.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận tổng lượng khí nhà kính liên quan đến tất cả lượng sữa dạng lỏng tiêu dùng tại Mỹ là khoảng 35 triệu tấn.
Dự án trên cũng nêu lên các vấn đề liên quan đến ngành sữa như ảnh hưởng của ngành này đến nguồn nước khi các chất thải như phân gia súc và phân bón bị rơi xuống nước gây nên tình trạng phát triển quá mạnh của tảo, hút hết oxy trong nước và giết chết các loài cá.
Nhóm nghiên cứu cũng đang điều tra về hiện trạng tiêu thụ nước và sử dụng đất của ngành chăn nuôi bò sữa.
Related news
Gia súc mang mùi hương sẽ được vận chuyển quanh vùng Đông Phi với số lượng ngày càng tăng trong ba năm tới nhờ sự cho phép hoàn thiện một công nghệ giúp đuổi muỗi xê-rê – loài muỗi vùng nhiệt đới châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là chứng ngủ thiếp khi châm vào người và động vật.
Trong nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về lượng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bò sữa, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng thuốc kháng sinh có trong nước ngầm tại California ở mức độ không đáng kể.
Các nhà nghiên cứu ở trường đại học North Dakota State (Mỹ) đã lắp ống dò dạ cỏ và tá tràng cho bốn chú bê đực Holstein (trọng lượng cơ thể ban đầu là 339 ± 10 kg) nhằm nghiên cứu đánh giá những tác động của thành phần (cây) lanh trong khẩu phần ăn cho gia súc giai đoạn tăng trưởng phát triển và gia súc thời kỳ xuất chuồng, quá trình lên men trong dạ cỏ, và vị trí tiêu hóa.