Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Campylobacter tại trại
Trong những năm gần đây, bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter trên gia cầm đã dấy lên nhiều lo ngại ở các nước châu Âu vì chúng có thể xâm nhập và gây bệnh ở đường tiêu hóa con người thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm gia cầm. Một số chủng gây bệnh cho con người đã được báo cáo như C.Jejuni, E.coli…
Bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter là bệnh viêm dạ dày-ruột do vi khuẩn (vi trùng) Campylobacter gây ra. Các triệu chứng bệnh thường gặp nhất của bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter gây tiêu chảy (có thể có máu hay dịch nhày), sốt, cơ bụng co rút, buồn nôn và nôn mửa. Mặc dù gia cầm được xem là nguồn phát tán bệnh quan trọng, nhưng lây lan qua vật nuôi, chim chóc, con người với con người hay lây nhiễm chéo cũng là những nguyên nhân thường gặp.
Điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho vi khuẩn này là 30-45OC, vi khuẩn không sinh sôi khi ra ngoài cơ thể gia cầm, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại trong môi trường ẩm mốc và ngay cả trên da của thịt gà đã làm lạnh. Việc nấu chín thực phẩm sẽ làm vi khuẩn này bị tiêu diệt, còn việc đông lạnh sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn tuy nhiên một số ít sẽ vẫn còn tồn tại.
Rất không may là chưa có chương trình chích ngừa bằng vắc xin cho vật nuôi, trong khi công nghệ chăn nuôi hiện đại ngày càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm loại vi khuẩn này.
Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm của Campylobacter tại trại
Đối với các nhà chăn nuôi gia cầm, các biện pháp sau thường được áp dụng:
- Gia tăng an toàn sinh học ở trại: Một vài nghiên cứu cho thấy nguy cơ nhiễm khuẩn có thể giảm đến 50% trong điều kiện an toàn sinh học thực thực hiện nghiêm ngặt. Tuy rằng trên thực tế việc này khó đảm bảo nghiêm ngặt 100% nhưng chúng ta có thể hạn chế đáng kể bằng cách vệ sinh sạch chuồng trại, các dụng cụ thiết bị, khử trùng quần áo bảo hộ, hạn chế ruồi và chuột bọ,
- Ngừng việc chọn lọc gà xuất chuồng: Thay vì bắt hết nguyên đàn, nhiều nhà chăn nuôi chọn dần những con to và nặng bán trước, điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm do dụng cụ bắt gà, người bắt và stress gây ra cho gà trong quá trình bắt.
- Giảm độ tuổi xuất chuồng xuống 28 ngày sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh. Theo một số nghiên cứu, cứ sau mỗi 10 ngày kể từ khi làm vaccine, nguy cơ bị bệnh lại tăng lên.
- Phụ gia cải thiện sức khỏe đường ruột: các chiết xuất từ thực vật như tinh dầu thiết yếu, axit béo, probiotic và prebiotic, monoglyceride… có hiệu quả đáng kể trong ngăn chặn vi khuẩn có hại trong đó có Campylobacter
Để giảm nguy cơ lây bệnh qua con người từ vi khuẩn Campylobacter
- Rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thực phẩm, sau mỗi lần tiếp xúc với thịt sống, sử dụng riêng dụng cụ chế biến thịt sống với thực phẩm chín
- Rửa các vật dụng chế biến với nước nóng và xà bông ngay khi sử dụng
- Nấu kỹ tất cả thực phẩm tươi sống, đặc biệt là gia cầm. Bảo đảm nấu kỹ thịt (không còn có màu hồng) và chất dịch đã trong.
- Tồn trữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn 5°C hoặc cao hơn 60°C để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi nẩy nở.
- Rửa kỹ rau tươi trước khi ăn, tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng.
- Hâm thực phẩm cho đến khi nhiệt độ bên trong thực phẩm lên đến ít nhất 75°C.
- Rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với động vật, nhất là động vật bị tiêu chảy.
Related news
Năm 2018 ông Thơm vừa sưu tầm, vừa bán được 30 gốc hồng cổ, gần 500 cành chiết, tổng thu nhập vào khoảng 300 triệu đồng.
Tại các tỉnh Bắc bộ, bệnh đạo ôn lá tiếp tục hại tăng trên các giống nhiễm. Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa rộ và đẻ trứng.
Anh Ha Đức ở thôn K’Nai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là người dân tộc thiểu số đầu tiên trong xã chọn cây quýt đường để phát triển kinh tế gia đình.