Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Ngăn chặn dịch bệnh trên tôm, tiến tới thành công

Ngăn chặn dịch bệnh trên tôm, tiến tới thành công
Publish date: Friday. January 9th, 2015

 

Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường cho thấy có một số bệnh mới xuất hiện trên tôm nuôi và có khả năng lây lan trên diện rộng.

Để giúp người nuôi chuẩn bị tốt ao nuôi, hạn chế mầm bệnh lưu tồn, người nuôi cần thực hiện một số giải pháp sau:

Lấy nước

Đối với các ao chuẩn bị lấy nước, khi lấy nước nuôi phải qua hệ thống túi lọc trứng giáp sát, lấy vào các ngày triều cường lớn nhất trong tháng. Khi nước vào ao đạt độ sâu tối thiểu 1,2m thì tiến hành chạy quạt kích thích trứng các loài giáp xác nở và để lắng ít nhất từ 2 đến 3 ngày mới xử lý.

Máy tạo ôxy ao nuôi tôm

Một ao lắng đang được sử lý vi sinh

TipsLợi ích của túi lọc nước ao tôm là ngăn chặn được trứng cá tạp, trứng tép, giáp xác, ngăn được mầm bệnh trong ao nuôi. Giảm 50% chi phí sử dụng hóa chất để xử lý nước, là giải pháp tốt nhất để giảm chi phí đầu tư.

Loại bỏ giáp xác, trứng cá, ngăn chặn được mầm bệnh trong ao nuôi. Túi có độ bền rất cao chịu được lực nước của máy bơm nước 15 HP.

Nuôi tôm trong nhà, vèo tôm (ương tôm) sử dụng túi lọc là giải pháp an toàn, hiệu quả, kinh tế cho bạn.

Đối với ao nuôi tôm, ao gièo bạn nên sử dụng loại túi lọc nước 100micron - 150micron. Để lượng nước bơm vào nhanh, một máy bơm có thể sử dụng nhiều túi lọc (sử dụng nhiều vòi chia, mỗi vòi chia gắn một túi lọc).

Đối với trại giống, túi lọc 1micron là lựa chọn số 1 cho bạn.

 

Xử lý nước

Nước trong ao trước khi thả giống phải được xử lý triệt để bằng Chlorin hàm lượng >70% với liều lượng 35kg/1.000m3 nước, thời điểm xử lý nước trong ao tốt nhất là lúc chiều tối. Ngoài ra, còn có thể dùng Jomaline để diệt nhóm Protozoa trong nước và đáy ao.

Tips Kết quả thử nghiệm sử dụng Chlorin trong diệt khuẩn Vibrio parahaemolitycus và Vibrio vulnificus (tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm) trong phòng thí nghiệm cho thấy 100% các mẫu Chlorin thu được từ các vùng nuôi (bao gồm Chlorin do Trung Quốc và Nhật Bản sản xuất) đều cho hiệu quả cao trong việc diệt khuẩn với nồng độ từ 5 ppm.

 

Xét nghiệm nước

Giai đoạn đưa nước vào ao và xử lý nước nên hoàn thành trước ngày thả giống 10 - 15 ngày.

Khi nước được xử lý 3 ngày, người nuôi tiến hành lấy mẫu nước trong ao mang đến các trung tâm để xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm môi trường nước ổn định, các chỉ số phù hợp để tôm phát triển, người nuôi có thể tiến hành khâu chọn giống để thả, ngược lại cần xử lý triệt để. Trường hợp xấu xả bỏ nước và xử lý lại từ đầu.

Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, diễn biến môi trường ngoài tự nhiên.

Chọn giống:

Chú ý, khi thả tôm giống đối với tôm chân trắng nên chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, ở những trại sản xuất có uy tín và được kiểm dịch. Mật độ thả giống phù hợp nhất từ 80-100 con/m2 tùy theo điều kiện đầu tư và kinh nghiệm của người nuôi. Riêng với tôm sú, chọn giống tại những trại thật sự tin tưởng, được kiểm dịch, giống có nguồn gốc rõ ràng, mật độ thả từ 20-25 con/m2.

Một số phương pháp để chọn tôm post giống chất lượng tốt:

Chọn tôm giống hiệu quả

Tôm post giống được xử lý trước khi thả xuống ao nuôi

 

1/ Phương pháp PCR

Phương pháp này đánh giá được đàn tôm có nhiễm hay không nhiễm một số bệnh virus như đầu vàng (YHV), đốm trắng (WSSV), (MBV)...

Được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm bệnh thủy sản. Trước khi chọn mua con giống, người nuôi cần lấy mẫu gởi xét nghiệm.

2/ Gây sốc độ mặn

Lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, thì pha nước mặn và nước ngọt với tỉ lệ 1:1, nếu độ mặn nước bể ương thấp hơn 20‰ có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ, nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.

3/ Gây sốc Formol

Lấy khoảng 10 lít nước trong bể ương tôm, pha dung dịch Formol nồng độ 200 ppm (2cc/10 lít nước), cho vào khoảng 100 tôm post. Sau 2 giờ, nếu tôm chết không quá 5% thì đàn tôm đạt yêu cầu.

4/ Gây sốc Virkon

Dùng Virkon với nồng độ 20 g/m3, cũng cho vào từ 100-200 con tôm, sục khí trong thời gian 30 phút, số tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết, tôm còn lại là tôm khỏe. Tỷ lệ chết dưới 10% là tôm tốt. Phương pháp này thường dùng để gây sốc cả đàn tôm để loại bỏ số tôm yếu và tôm mang mầm bệnh ra ngoài.

Đối với các ao tôm đang nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh để có biện pháp xử lý ao phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh người nuôi phải khai báo ngay cho BQL vùng nuôi, UBND xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy.

Giải pháp cung cấp ôxy cho ao nuôi

Máy tạo ôxy ao nuôi tôm

Máy quạt nước kết hợp với hệ thống ôxy đáy để cung cấp ôxy cho ao nuôi

 

Ôxy là một thông số môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh sản nhờ vào tác động trực tiếp của nó đến lượng tiêu thụ thức ăn, sự trao đổi chất của vật nuôi và tác động gián tiếp của nó đến điều kiện môi trường. Ôxy ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan và thành phần dinh dưỡng. 

Mức ôxy hòa tan thấp có thể dẫn đến thay đổi trong trạng thái ôxy hóa của một số chất từ ôxy hóa sang một trạng thái đơn giản hơn. Thiếu ôxy hòa tan có thể gây hại trực tiếp đến hệ sinh vật hoặc gây ra sự tăng lên đáng kể các chất độc trong quá trình trao đổi chất. Vì thế, việc duy trì một cách liên tục hàm lượng ôxy hòa tan ở mức trên 3.5 ppm là cực kỳ quan trọng.

Tăng cường ôxy hòa tan trong nước là cách tốt nhất để hạn chế khí độc phát triển trong ao như NO2, H2S...

Mức ôxy hòa tan cao, giúp vi sinh hoạt động hiệu quả hơn, khả năng phân hủy thức ăn tốt hơn.

Kết hợp Máy quạt nước tạo ôxy và máy sục khí O2-TURBINE® là giải pháp cung cấp ôxy hòa tan hữu hiệu nhất vì:

  • Nó làm tăng mức độ ôxy hòa tan trong nước và ngăn chặn sự suy giảm ôxy vào ban đêm.
  • Nó làm tăng tốc độ khuếch tán vào nước của ôxy và đồng thời thúc đẩy giải phóng khí carbon dioxide (CO2). Carbon dioxide rất quan trọng đối với sự phát triển của tảo và góp phần duy trì một màu nước phù hợp.
  • Nó tạo điều kiện làm bốc hơi các chất khí không mong muốn như N2, NH3, CH4 và H2S.
  • Giúp ổn định chỉ số PH hằng ngày
  • Nó làm tăng tốc độ phân hủy các khoáng chất hữu cơ trong nước và đất và giúp bổ sung các chất dinh dưỡng có trong phân bón.
  • Nó làm giảm sự phân tầng độ pH, DO, độ mặn và nhiệt độ trong nước.
  • Nó giúp trong quá trình lưu thông nước trong ao và duy trì các điều kiện lý tưởng đều khắp ao.
  • Nó làm tăng độ đục khi cần thiết.
Tips

Máy sục khí O2-TURBINE® là gì?

Máy O2-TURBINE® đại diện cho thế hệ sản phẩm tiên tiến và thân thiện với sinh thái môi trường nước hoặc sục khí lỏng. Máy O2-TURBINE® là một thiết bị khuếch tán khí không có bộ phận chuyển động nội bộ, không bị ma sát và không bị tắc nghẽn.

Máy O2-TURBINE® tạo ra hàng triệu bong bóng mịn là một thiết bị chuyển ôxy trong nước hiệu quả, đáng tin cậy. Máy O2-TURBINE® hoạt động 24/7, hiệu suất chuyển ôxy vào nước rất tốt, sục khí ở độ sâu có thể lên đến 3 mét.

 

Ao nuôi dự phòng

Dịch bệnh trên tôm còn diễn biến phức tạp, tôm có thể bị mắc bệnh bất kỳ lúc nào trong giai đoạn nuôi trong ao từ nhiều nguyên nhân. Môi trường nước trong ao nuôi phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng do quản lý chưa tốt, khi sự tích tụ của các chất dinh dưỡng trong ao cao, tự ô nhiễm môi trường thường kết quả dẫn đến là sự bùng phát dịch bệnh, thường thì rất khó để tách ảnh hưởng của dịch bệnh và chất lượng nước kém.

Điều kiện nuôi trồng kém làm suy yếu sức đề kháng với tác nhân gây bệnh thường có sẵn trong môi nuôi trồng việc bố trí một ao nuôi dự phòng là điều hết sức cần thiết cho người nuôi tôm để khắc phục kịp thời.

Diện tích ao nuôi dự phòng bằng hoặc 2/3 diện tích ao nuôi tùy theo quỹ đất đang có hoặc nó được lấy ra từ ao nuôi trước đây. Ao dự phòng được cải tạo, lấy nước và xử lý giống như ao nuôi.

Trong quá trinh nuôi tôm, định kỳ lấy mẫu nước và tôm xét nghiệm.

- Nếu phát hiện tôm có mần bệnh, nhiễm bệnh, tiến hành xử lý hoặc hủy bỏ.

- Nếu phát hiện môi trường nước ô nhiễm hoặc có mầm bệnh xuất hiện, người nuôi tiến hành chuyển tôm sang ao dự phòng. Sau khi chuyển hết tôm, xử lý lại ao nhiễm bệnh.

Mục đích chính của ao nuôi dự phòng là hỗ trợ ao nuôi thương phẩm, dự trữ nước có chất lượng để cung cấp cho các ao nuôi.

Nguồn: Sở NN & PTNN Bến Tre (05/09/2014),
Sở NN & PTNN Tiền Giang (07/12/2014),
WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE - Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA,
Cập nhật bổ sung từ aquatec.vn.

Hình ảnh: aquatec.vn

Tags: máy quạt nước, máy sục khí o2-turbine, cách phòng bệnh trên tôm, cách chọn tôm giống tốt, formol, virkon


Related news