Nếu Có Hiện Tượng NK54 Không Hạt, Chúng Tôi Sẽ Sớm Điều Tra!
Ông có nghe thông tin về hiện tượng giống ngô NK 54 không hạt ở Tân Lập (Sơn La) cũng như ở một số tỉnh miền núi khác không?
Không. Chiều qua, khi anh gọi điện cho tôi mới biết và liền gọi điện ngay cho một nông dân ở trên đấy và được bảo cũng có hiện tượng như vậy. NK 54 được công nhận chính thức năm 2004, nó có những đặc tính như năng suất cao từ 8-10 tấn/ha, cứng cây, khoẻ, chịu hạn tốt nhưng chịu úng không được nên ngay từ đầu chúng tôi định hướng vào những thị trường miền núi và những vùng đất không ngập nước (không bao giờ khuyến cáo vào vùng đồng bằng sông Hồng hay vùng đất lúa).
Hơn thế NK 54 có dạng hạt đá, màu hạt đẹp, tích trữ đỡ bị mọt nên nông dân rất ưa chuộng. Hiện chúng tôi bán cỡ 600-650 tấn/năm trong đó miền Bắc khoảng 400 tấn. Riêng ở Sơn La dù mới chỉ đưa vào độ 2 năm nay nhưng năm rồi bán 250 tấn chưa kể lượng hàng lưu chuyển ở các tỉnh về mà hàng còn không đủ, đại lý đẩy giá từ cỡ 50.000đ/kg lên 80-90.000đ/kg thậm chí có chỗ trên 100.000đ/kg…
Như tôi đã nói, sau khi có thông tin về sự cố kia, tôi có gọi điện lên cho một nông dân ở Tân Lập và anh ấy nhận định ngô trồng ở những vùng đất tái định cư, đất đỏ có bị hiện tượng không hạt. Ở Tân Lập ngô trồng sớm hơn các vùng khác cùng tỉnh cỡ cả tháng, vùng này lại có mưa nhiều khiến tôi nhớ Đồng Nai trước đây từng có hiện tượng ngô NK54 ít kết hạt cũng bởi do vùng đất ngập.
Dưới góc độ nhà kỹ thuật, ông có thể lý giải về hiện tượng ngô không hạt?
Theo tôi trong thời gian tung phấn nếu gặp mưa liền mấy ngày ngô sẽ kết hạt kém. Điều này đúng với mọi giống ngô không phải riêng NK54. Trong điều kiện hạn vào giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, nhiệt độ cao cũng gây chết hạt phấn. Ngoài ra còn một số yếu tố dinh dưỡng, chăm bón, trồng chân đất không phù hợp, đất đỏ không có độ phì cũng gây kết hạt kém.
NK54 được phân phối qua Cty BVTV An Giang, đơn vị này có trách nhiệm bán hàng và thu tiền. Syngenta không có đại lý bán hàng trực tiếp tuy nhiên hàng năm Sơn La cũng có hàng trăm hội thảo kỹ thuật của Cty về giống ngô này. Cty có khuyến cáo điểm mạnh, điểm yếu của giống cũng như hợp với chất đất vùng nào cho các đại lý và họ khi bán cũng phải nói rõ cho dân biết vùng nào hợp hay không hợp, tại sao lại như vậy. Hầu hết đại lý bán hàng ở Sơn La đều bán giống không thu tiền ngay mà cuối vụ mới thu nên nếu có hiện tượng mất mùa thì đại lý cũng có phần mất mát.
Nhưng công ty ông cũng phải có trách nhiệm, mặc dù sự cố xảy ra là ngoài ý muốn?
Cty có đội ngũ cán bộ thị trường sẽ trực tiếp đi điều tra cùng đại lý, nhà quản lý địa phương để có hướng giải quyết chứ không bao giờ có chuyện bán hàng xong rồi thôi. Trước tiên chúng tôi phải xác định nguyên nhân, nếu do giống thì mức độ thế nào và dù không do giống nhưng cũng có hướng hỗ trợ một phần (đại lý, nhà phân phối và Cty cùng phải có trách nhiệm).
Trong nông nghiệp không có giống nào chịu đựng được tất cả các yếu tố bất lợi mà giống tốt là giống trong điều kiện bình thường sẽ cho năng suất cao, chống chịu được một số điều kiện tác động nhất định. Nếu không nảy mầm thì có thể xác định rõ do giống nhưng đằng này NK54 đưa lên trên Sơn La 250 tấn mà cứ cho là trên 300 ha ở Tân Lập bị không hạt là thật đi thì cũng chỉ 6 tấn giống thôi. Thông tin NK 54 bị mất mùa ở Tân Lập phải nhìn thấy tận mắt mới rõ được.
Related news
Gà được thả hoàn toàn tự nhiên, sáng kiếm ăn trong rừng, tối về gốc cây ven nhà để ngủ, muốn bắt đãi khách phải dùng… chài
Bằng nguồn vốn địa phương, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang với số lượng con giống 500 con/02 hộ dân tham gia.
Nắng nóng cao độ kéo dài, không chỉ con người mà đến cả vật nuôi ở Bình Định đều “há hốc mồm” khiến người chăn nuôi lo âu.
Cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt về chất lượng, giá thành, đó là thực tế khi Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP. Theo cảnh báo của ngành nông nghiệp, chăn nuôi sẽ là ngành chịu tác động lớn do phải cạnh tranh trực diện và gay gắt.
TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu ban hành quy định về đánh bắt cá trên kênh rạch. Đây được xem là động thái nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở hệ thống kênh rạch trên địa bàn. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ vẫn chưa rõ ràng.