Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nắng Nóng, Diện Tích Mì Nhiễm Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Nhanh

Nắng Nóng, Diện Tích Mì Nhiễm Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Nhanh
Publish date: Friday. March 14th, 2014

Chỉ trong khoảng 10 ngày qua, rệp sáp bột hồng đã phát sinh thêm trên diện tích hơn 90 ha tại các huyện.

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, vụ Đông xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh xuống giống được 22.145 ha mì tại 8 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và thành phố Tây Ninh.

Chỉ trong khoảng 10 ngày qua, rệp sáp bột hồng đã phát sinh thêm trên diện tích hơn 90 ha tại các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu. Chủ yếu là mì nhiễm rệp nhẹ (dưới 15%).

Tính từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng trên địa bàn tỉnh là khoảng trên 400 ha. Trong đó có hơn 370 ha nhiễm nhẹ dưới 15%; khoảng 15 ha nhiễm trung bình (15-30%) và còn lại là nhiễm nặng (40-80%).

Diện tích mì nhiễm rệp tăng nhanh từ giữa tháng 1 đến nay do thời tiết khô hạn, nắng nóng là điều kiện thuận lợi để rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại và lây lan

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, một trong các nguyên nhân khiến rệp lây lan và khó phòng trừ là do nông dân chưa quan tâm đến việc vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, còn để tàn dư cây mì vụ trước xung quanh bờ ruộng, lô cao su, làm hàng rào quanh nhà, sử dụng cây mì nhiễm rệp làm giống. Từ đó khiến rệp phát tán thành dịch hại vụ mì mới.

Thói quen trồng tự phát, thời vụ trồng mì chưa tập trung, có nhiều giai đoạn sinh trưởng trên cùng cánh đồng cũng là điều kiện thuận lợi để dịch hại tiếp tục phát sinh và lây lan.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật đã cho phóng thích 5.200 cặp ong ký sinh trên diện tích 4,4 ha mì nhiễm rệp. Sắp tới, Chi cục sẽ cho thả ong trên 86 ha khác.

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng quan ngại khác là do lo ngại rệp sáp hồng gây hại, một số nông dân đã phun thuốc bảo vệ thực vật trừ rệp sáp hồng trên một số ruộng mì đã được cán bộ kỹ thuật phóng thích ong ký sinh, gây hại cho ong.

Đồng thời, tại một số điểm có diện tích mì trồng trong khu vực canh tác mãng cầu, kết quả khảo sát cho thấy mật số ong ký sinh A.Lopezi đã giảm mạnh sau thả. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật từ các vườn mãng cầu quanh đó.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, thời tiết nắng nóng, khô hạn là điều kiện thuận lợi để rệp sáp hồng và các dịch hại khác như nhện đỏ, bọ phấn và các loài rệp sáp khác phát sinh gây hại. Trong khi ong A.Lopezi là loài ký sinh chuyên tính đối với rệp sáp hồng.

Tại một số diện tích thả ong A.Lopezi, ngọn cây mì có biểu hiện phục hồi, bung ngọn mới nhưng lại bị các loài côn trùng chích hút khác gây hại mạnh. Vì vậy, nông dân phải phun thuốc bảo vệ thực vật, làm ảnh hưởng xấu đến quần thể ong trên đồng.


Related news

Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

Monday. October 13th, 2014
"Teo Tóp" Vùng Đặc Sản Vú Sữa Lò Rèn

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.

Monday. October 13th, 2014
Cây Đinh Lăng Cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.

Monday. October 13th, 2014
Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

Monday. October 13th, 2014
Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

Monday. October 13th, 2014