Nâng độ phì nhiêu sản xuất mía

Tham gia hội thảo có đại diện Sở NN-PTNT Tây Ninh, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, UBND xã Phước Minh, Cty CP Mía đường Thành Thành Công, Cty CP Đường Biên Hòa, Cty CP Đường Nước Trong và 25 nông dân trồng mía điển hình.
Sau khi ThS. Phạm Văn Tùng trình bày báo cáo về thực trạng độ phì của đất xám trồng mía ở Tây Ninh và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất trồng mía, các đại biểu đã tiến hành thảo luận và đưa ra các kỹ thuật nhằm duy trì độ phì của đất như che phủ bằng nguồn ngọn lá mía, luân xen canh với cây họ đậu, bổ sung phân bón hữu cơ, bón phân đầy đủ và cân đối, tưới nước…
Các đại biểu đã đi tham quan mô hình trình diễn canh tác mía tổng hợp tại hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Phước Minh. Theo đánh giá, năng suất mía trong mô hình đạt trên 120 tấn/ha, cao hơn so với mô hình canh tác thông thường 20 tấn/ha.
Hy vọng rằng, sau hội thảo, mô hình canh tác mía tổng hợp, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất nêu trên sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả SX mía, chế biến đường, cũng như khả năng cạnh tranh của ngành mía đường khi hội nhập quốc tế.
Related news

Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

Vụ Đông Xuân năm nay, nông dân các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Phù Mỹ… của tỉnh Bình Định đã chuyển đổi trên 500 ha đất chân cao sản xuất lúa và hoa màu hiệu quả thấp sang trồng dưa hấu. Nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân đầu tư chăm sóc đúng mức nên dưa hấu phát triển tốt cho năng suất cao.

Xóm Hữu Nghị, xã Hợp Tiến được biết đến là một trong những địa phương trồng vải nhiều, có chất lượng cao của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Hàng chục năm nay, 48 hộ dân trong xóm vẫn cần mẫn chăm sóc đồi vải của mình để đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả chín ngọt.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người nông dân nuôi tằm tại Trung Quốc đã dần thay đổi và cải tiến phương thức nuôi tằm.