Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê

Cách đây 5 năm, với gần 4 ha cà phê, mỗi năm gia đình ông Lê Văn Quang chỉ thu hoạch được khoảng 8 tấn, giá cả lại biến động thất thường nên hiệu quả kinh tế chưa thật sự cao.
Năm 2010, nhận thấy mô hình trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê ở một số nơi mang lại kết quả khá cao nên ông Quang đã mạnh dạn làm theo.
Ông tìm mua các giống sầu riêng có chất lượng như Ri6, các giống “cơm vàng, hạt lép” để trồng xen trong 4 ha cà phê.
Mô hình trồng cây sầu riêng xen trong vườn cà phê của gia đình ông Quang
Bên cạnh đó, ông tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn cà phê theo đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả, 2 năm trở lại đây, mỗi năm gia đình ông Quang thu hoạch khoảng 20 tấn cà phê, 50 tấn sầu riêng.
Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm, gia đình ông thu từ 450 đến 500 triệu đồng.
Theo ông Quang thì cà phê là loại cây ưa bóng mát còn cây sầu riêng là loại cây hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng nơi đây.
Nếu trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê sẽ làm tăng năng suất của cả hai loại cây trồng. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất.
Hiện nay, trên địa bàn xã Nhân Cơ, ngoài gia đình ông Quang còn nhiều hộ dân khác đang áp dụng mô hình canh tác này.
Cùng với chú trọng đầu tư chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật thì việc xen canh nhiều loại cây trồng trên một diện tích đất sản xuất vừa tiết kiệm được chi phí, nhân công, vừa giảm được rủi ro hơn khi chỉ độc canh cây cà phê.
Related news

Với đàn gà có số lượng lên đến trên 1.000 con, hiện trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở thôn 5, xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là địa chỉ nuôi gà Đông Tảo lớn nhất TP. Pleiku.

Hiện tượng sương muối trùng vào đợt hoa nở khiến ong bị chết do đó không phát triển được đàn ong, giảm sản lượng mật.

Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phiền hà đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước thiệt hại nhiều do phải lưu hàng tại cảng. Có doanh nghiệp cho hay, chi phí lưu container có khi lên tới vài chục tỉ đồng mỗi năm và doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí này.

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đề nghị tăng cường các biện pháp chống nóng cho vật nuôi.

Ngày 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam" với sự tham gia của đại diện nhiều DN mía đường trên cả nước.