Nâng cao năng suất sinh sản của bò
Làm gì để nâng cao khả năng sinh sản cho trâu bò nhằm đạt cao nhất các chỉ tiêu sinh sản như:
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: 12-13 tháng, thời gian phối giống lại sau khi đẻ: <45 - 60 ngày, sồ lần phối giống đậu thai < 1,7 lần, khoảng cách từ lúc đẻ đến lúc thụ thai lại :85- 110 ngày?
Để đạt được các chỉ tiêu trên cần phải thực hiện nhiều biện pháp như:
Chọn giống tốt: Khả năng sinh sản tốt phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống, dòng, gia đình, cá thể.
Vì vậy, muốn có con bò sinh sản tốt bà con nông dân cần chú ý quan sát, ghi nhận vào sổ theo dõi các thông tin liên quan đến sự sinh sản của trâu bò như:
Tuổi lên giống lần đầu, thời gian lên giống, số lần phối giống đậu thai, trọng lượng bê sơ sinh, có đẻ khó không, thời gian lên giống lại sau khi sinh, năng suất sữa, độ bền tiết sữa, chất lượng sữa …. đực giống từ đó bà con chủ động chọn giữ những bò cái và con của chúng làm giống, chọn bê của tổ hợp đực, cái tốt nhất.
Vì vậy, vấn đề ghi chép vào sổ theo dõi là thói quen cần được tạo lập đối với bà con chăn nuôi, thường xuyên cập nhật nhiều năm, mới có cơ sở cho sự chọn lọc.
- Nuôi dưỡng đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu:
Nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc nói chung và trâu bò nói riêng tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, sản xuất của từng cá thể việc xác định nhu cầu cho từng con bò là việc làm không dễ, nói chung bà con có thể áp dụng như sau:
Loại thức ăn căn bản để chăn nuôi bò là thức ăn thô ( cỏ, thân lá cây đậu, rơm…) cần được đảm bảo 10% trọng lượng bò, cỏ nên phơi héo, cắt ngắn thành đoạn ( từ 3-5 cm) để bò dể tiêu hóa.
Việc ủ xanh cỏ giúp bò ăn ngon miệng hơn tăng tỉ lệ tiêu hóa và còn có thể dự trử cho mùa khô; ủ rơm với 4% urê sẽ giúp tăng khả năng tiêu hóa nâng cao hiệu quả sử dụng rơm của bò sữa, hàm lượng VCK, chất béo của sữa được đảm bảo.
Thức ăn tinh (cám hỗn hợp, cám gạo , cám mì…) cần thiết khi năng suất sữa của bò cao hơn 6 kg/ ngày, song điều lưu ý là cần phải sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng vì đôi khi tồn tại độc chất có trong cám (do vô tình hay hữu ý) mà người chăn nuôi hoàn toàn không biết ảnh hưởng đến an toàn sữa thực phẩm.
Bò phải được cho ăn theo khẩu phần phù hợp cho từng con, từng nhóm ứng với tình trạng cơ thể ( nhu cầu duy trì), năng suất sữa từng con, mang thai ( nhu cầu sản xuất).
Việc cho ăn hỗn hợp các loại thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung trộn đều với nhau thành hỗn hợp và cho ăn theo khẩu phần phù hợp cho từng đối tượng bò đã cải thiện rất tốt thể trạng, tăng khả năng sinh sản.
Sử dụng đá liếm bổ sung chất khoáng, cho uống nước sạch đầy đủ.
Việc cho ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp trâu bò vừa cho sữa vừa tích lũy phát triển cơ thể, các bộ phận của cơ quan sinh sản hoạt động tốt sẳn sàng đáp ứng cho các hoạt động sinh sản.
- Không khai thác, sử dụng quá mức làm trâu bò mất sức ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Phương thức chăn nuôi:
Trâu bò nếu được được chăn thả trên đồng cỏ, chúng có cơ hội tiếp xúc đực cái thì các rắc rối sinh sản ít xảy ra, bò sữa ở thành phố thường được nuôi theo phương thức cầm cột tại chuồng nên dễ phát sinh các vấn đề về sinh sản như chậm lên giống, lên giống ngầm khó phát hiện, đẻ khó…
Hãy tạo điều kiện cho bò được đi lại , vận động trong chuồng, ngoài sân chơi, ghi chép và tăng cường quan sát để kịp thời phát hiện động dục.
Điều trị sớm và triệt để những bệnh sinh sản như viêm âm đạo, viêm tử cung, sót nhau…
Related news
Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.
Với những ưu điển vượt trội như dễ nuôi, lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn khoảng 15% - 20% so với giống bò khác, bò BBB đang trở thành một hướng đi mới không chỉ giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập mà còn làm tăng sản lượng thịt bò trên thị trường hiện nay, dần dần chủ động nguồn cung thịt bò trong nước, hạn chế nhập khẩu.
Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.