Nâng Cao Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 27/3, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Thông Thuận tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi tôm năm 2014 cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.
Công ty TNHH Thông Thuận là doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống cung ứng cho thị trường cả nước.
Năm 2013, công ty đã cung ứng 70 triệu con tôm giống trên địa bàn Hà Tĩnh, dự kiến năm 2104 sẽ tiếp tục cung ứng khoảng 350 – 400 triệu con giống theo nhu cầu của người dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Hơn 100 hộ dân nuôi tôm tại các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà đã được Công ty TNHH Thông Thuận giới thiệu về nguồn gốc tôm bố mẹ và quá trình ương dưỡng tôm post, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm, quy trình ương, thả giống và chăm sóc tôm thẻ chân trắng nhằm đảm bảo an toàn về dịch bệnh, theo hướng bền vững.
Related news

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.