Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Chất Lượng Bình Tuyển Giống Cây Ăn Quả Đặc Sản

Nâng Cao Chất Lượng Bình Tuyển Giống Cây Ăn Quả Đặc Sản
Publish date: Wednesday. December 25th, 2013

Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.

Mặc dù chưa được tham dự khóa đào tạo bài bản trong trường lớp, nhưng từ mười năm nay, ông Triệu Tiến Ích ở thôn Lại Dụ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức đã chọn lọc và lưu giữ được bảy giống nhãn chín muộn, trong đó có giống HTM-1 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. Ông Ích cho biết, năm nay, trong số sáu cây nhãn đề nghị được bình tuyển, gia đình ông có năm cây được chọn.

Cũng trong buổi bình tuyển, Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã chọn được 14 cây nữa của các gia đình ông Trần Văn Bảy, Nguyễn Văn Đông, Đỗ Văn Thịnh (xã Song Phương); Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Hữu Tích, Nguyễn Đình Thuyết (xã Đông La), nâng tổng số cây được bình tuyển lên 19. Sau khi được chọn, các chủ trang trại đều vui mừng phấn khởi.

Ông Nguyễn Hữu Tích, Phó chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức cho biết, việc bình tuyển giống cây đầu dòng đã tạo điều kiện để người dân giữ gìn, phát triển các nguồn gen quý cung cấp cho thị trường, góp phần tạo nguồn cây giống chất lượng cao cho Hà Nội.

TS. Đoàn Văn Lư, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp đánh giá, Hà Nội là một trong những địa bàn đi đầu về phát triển giống cây ăn quả. Chủ trương này phù hợp với chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh giống cây ăn quả lâu năm. Trung bình mỗi năm, Hà Nội bình tuyển được 60 cây đầu dòng, nhưng vẫn cần có thêm nhiều cây ăn quả đầu dòng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường các tỉnh. Bởi đây là những nguồn gen quý, rất cần được nhân rộng.

Cũng theo TS. Lư, miền Bắc hiện có hai vùng nhãn chính là Hưng Yên và Hà Nội. Riêng đối với Hà Nội, đã có hai giống nhãn chín muộn được công nhận là HTM-1 và HTM-2; đây là hai giống nhãn muộn hơn giống nhãn Phố Hiến ở Hưng Yên và có nhiều ưu điểm hơn, như: thời gian thu hoạch dài, mẫu mã sáng hơn, chất lượng ngon hơn... Bên cạnh đó, về cơ cấu giống cây ăn quả, hiện giống nhãn chín muộn đang được quan tâm, vì từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm thị trường đang khan hiếm các loại quả trong nước.

Theo ThS. Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội), công tác bình tuyển cây ăn quả đầu dòng là công việc thường niên của Sở. Để được đưa vào diện bình tuyển, các cây đầu dòng phải được theo dõi, đánh giá trong thời gian 3 năm trước khi bình tuyển với các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất (cao hơn 10% so với cây cùng loại), khả năng chống chịu sâu bệnh, chất lượng quả...

Hội đồng bình tuyển do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội thành lập, gồm các chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực cây ăn quả của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu rau quả cùng các nhà quản lý của Bộ và Sở. Để có được 20 cây nhãn muộn đưa ra bình tuyển giống cây đầu dòng năm nay tại Hoài Đức, Hội đồng bình tuyển đã thực hiện hai đợt chấm sơ khảo, từ 60 cây được chọn lọc trong sản xuất đại trà, qua hai lần sơ khảo mới chọn được 20 cây và cuối cùng, bình tuyển được 19 cây đáp ứng đủ tiêu chuẩn cây đầu dòng.

Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Sở đã xây dựng kế hoạch bình tuyển mỗi năm 60 -80 cây ăn quả đầu dòng các loại, tập trung vào ba loại cây ăn quả chính (cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn). Đến nay, tổng số cây ăn quả đạt tiêu chuẩn đầu dòng của Hà Nội là 248 cây, trong đó nhãn chín muộn chiếm khoảng 40%.

Những cây được công nhận đầu dòng này, mỗi năm được khai thác 300 mắt ghép/cây, hoặc 30 cành chiết/cây; sau 3 - 5 năm sẽ được đưa ra bình tuyển lại.

TS.Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp (Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, những năm gần đây, Hà Nội đã phát huy thế mạnh, khai thác tiềm năng, bình tuyển được những cây ăn quả đầu dòng tốt nhất. Bên cạnh đó, thành phố còn chú trọng công tác quản lý giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và có chính sách hỗ trợ cho người dân.

Một trong những điểm nổi bật của Hà Nội là biết điều tiết, rải vụ bằng các loại giống và kỹ thuật, làm tăng hiệu quả kinh tế... Tuy nhiên, ông Đức cũng khuyến cáo, việc khai thác giống cây ăn quả đầu dòng vẫn cần nâng cao chất lượng hơn nữa, đồng thời gắn với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (GAP), có thương hiệu và đầu ra ổn định.


Related news

Mô Hình Nuôi Giun Quế Ở Bình Liêu Mô Hình Nuôi Giun Quế Ở Bình Liêu

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Monday. April 23rd, 2012
Tìm Lại Vị Thế Cho Con Tôm Bạc Liêu Tìm Lại Vị Thế Cho Con Tôm Bạc Liêu

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.

Thursday. April 26th, 2012
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Gà Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Gà Công Nghiệp

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.

Friday. December 23rd, 2011
Người Nuôi Cá Tra Đang Chịu Lỗ 3.000 - 5.000 Đồng/kg Người Nuôi Cá Tra Đang Chịu Lỗ 3.000 - 5.000 Đồng/kg

Bộ NN-PTNT ngày 27.4 cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm mạnh, chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng/kg so với cách đây 3 tháng.

Tuesday. May 1st, 2012
Mô Hình Trang Trại Mẫu Nuôi Bò Sữa Ba Vì Mô Hình Trang Trại Mẫu Nuôi Bò Sữa Ba Vì

Chăn nuôi bò sữa đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững tại một số huyện ngoại thành Hà Nội. Để mô hình phát triển nhanh và vững chắc, Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) và Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi quốc gia) triển khai xây dựng Trang trại mẫu nuôi bò sữa và đồng cỏ quốc tế Ba Vì. Đây là mô hình tiêu biểu thể hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân và cũng là trang trại kết hợp đào tạo đầu tiên ở Việt Nam.

Thursday. May 3rd, 2012