Home / Trồng nấm / Nấm mèo

Nấm Mèo (Mộc Nhĩ)

Nấm Mèo (Mộc Nhĩ)
Publish date: Wednesday. January 26th, 2011

( www.baomoi.com )

Nấm mèo (còn được gọi là mộc nhĩ) thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người, vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ). Cần chọn nấm mèo mọc trên các loại cây gỗ mục không độc như cây dâu, hòe, sung, mít, so đũa... Nếu không biết chọn, hái nấm trên cây lạ, có độc tính cao, ăn vào sẽ gây ngộ độc chết người.

Các công trình nghiên cứu khoa học cho biết trong 100g nấm mèo có chứa 10,6 protid, 0,2g lipid, 65,5g gluxid xơ, chất thô 5g, Ca 35,7mg, Fe 185mg, caroten 0,03mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,55mg, vitamin PP 2,6mg.

Theo y học cổ truyền thì nấm mèo (mộc nhĩ) tính ngọt bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng lương huyết, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong, hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Theo các nhà khoa học, ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được các bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến, nhồi máu cơ tim; giúp máu lưu thông hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

Ngoài ra, nấm mèo có tác dụng hạ mỡ máu, chống nghẽn mạch, dùng tốt cho người bệnh tim mạch bằng món ăn, bài thuốc đơn giản mà hiệu quả sau: 10g nấm mèo đen, 50g thịt lợn nạc, năm quả táo tàu đen, ba lát gừng, đổ vào sáu chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn hai chén, cho vào ít muối, bột ngọt rồi ăn như canh, mỗi ngày một lần, ăn liên tục hằng ngày. Nếu dùng nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày, có thể trị được chứng ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh.

Nấm mèo là loại gia vị thực phẩm quý, giúp món ăn thêm ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng, lại là vị thuốc chữa các bệnh: xuất huyết, băng lậu, và bệnh đại tiểu tiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nấm mèo không đúng cách sẽ làm nấm mất ngon, thậm chí còn gây tác hại. Vì vậy khi chế biến người tiêu dùng cần chú ý: Không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng. Không ăn nấm mèo tươi.

Nấm mèo đen là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15-20g bằng hình thức: xào, nấu ăn, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.

Dưới đây là một số bài thuốc có vị nấm mèo:

- Trị tả (mới mắc): Nấm mèo khô 40g (sao), lộc giác giao 10g (sao, nghiền nhỏ). Mỗi lần uống 12g với rượu ấm, ngày uống hai lần.

- Trị lỵ ra máu, đau bụng: Nấm mèo (mộc nhĩ) đen 40g, nước vừa đủ, nấu chín mộc nhĩ, trước khi ăn mộc nhĩ chấm tí muối, sau uống nước, ngày hai lần.

- Trị băng huyết: Nấm mèo 500g, sao thấy khói, nghiền nhỏ, tóc rối 500g, đốt cháy nghiền thành tro. Mỗi lần dùng 8g bột mộc nhĩ và 2g tro tóc, uống với rượu.

- Trị đau răng: Nấm mèo, kinh giới đều bằng nhau từ 12-15g, sắc nước ngậm trong miệng nhiều lần.

- Chữa bệnh kiết lỵ: Nấm mèo 20g, sao và tán thành bột mịn, chia uống 2 lần/ngày, uống 3-5 ngày.

- Chữa bệnh trĩ: Dùng nấm mèo nấu ăn ngày 1-2 lần, ăn đều trong nhiều ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

- Suy nhược cơ thể: Nấm mèo 30g, chà là đỏ 30g, sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 40-50 ml, uống trong nhiều ngày.

- Táo bón: Nấm mèo 6g, hồng khô 30g nấu thành chè, ăn hằng ngày.

- Cao huyết áp: Nấm mèo 30g, ngâm trong nước một đêm, rửa sạch cho vào bát ăn cơm, cho một thìa cà phê đường, hấp chín trong 1-2 giờ, ăn trước khi đi ngủ. Ăn từ ba đến năm ngày.


Related news

Kỹ thuật chăm sóc túi giá thể nấm mèo sau khi cấy giống Kỹ thuật chăm sóc túi giá thể nấm mèo sau khi cấy giống

Bịch sau khi cấy giống, được chuyển vào nhà ủ cho tơ nấm mọc.

Thursday. September 29th, 2016
Kỹ thuật xử lý nguyên liệu và cấy giống nấm mèo trên mạt cưa Kỹ thuật xử lý nguyên liệu và cấy giống nấm mèo trên mạt cưa

Nguyên liệu: mạt cưa cao su hoặc mạt cưa cây không có dầu. Mạt cưa vừa cưa xong (còn tươi), làm ẩm với nước vôi 1,5% và ủ qua đêm, đem trồng nấm mèo cho năng suất rất cao. Tuy nhiên, nếu khả năng thanh trùng không đạt, tỷ lệ hư hỏng sẽ rất lớn. Đối với mùn cưa dự trữ được làm ẩm bằng cách tưới nước vôi 1,5% cho đến khi độ ẩm đạt yêu cầu (40 - 60%).

Thursday. September 29th, 2016
Kỹ thuật trồng nấm mèo trên bã mía Kỹ thuật trồng nấm mèo trên bã mía

Có 2 loại nấm mèo: nấm mèo tai mỏng (Auricularia auricula Judal schrot) là loại nấm có nhớt, màu nâu hoặc đen, hai mặt trên dưới đều nhẵn (không có lông tơ), khi nấu chín thì mềm nhũn ăn bở. Và nấm tai dày (Auricularia polytricha) mặt trên của nấm láng bóng, mặt dưới phủ lông tơ. Nấm mèo rất dễ trồng, trồng ít nhiều gì cũng được. Không cần nhiều vốn, đất đai hay mặt bằng quá nhiều. Do thích hợp với thủy thổ nấm mèo cho năng suất cao và đã có thị trường xuất khẩu.

Thursday. September 29th, 2016
Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm mộc nhĩ trên mùn cưa? Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm mộc nhĩ trên mùn cưa?

Mộc nhĩ có tên khoa học chung là Auricularia spp. Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau như loại cánh nỏng (Auricularia auricular), loại cánh dày (Auricularia polytricha)…Màu sắc có nhiều loại: có loại màu hồng, có loại màu đen. Còn có tên gọi khác là n mèo, tai mèo.

Thursday. September 29th, 2016
Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm mộc nhĩ trên gỗ? Quy trình kỹ thuật sản xuất nấm mộc nhĩ trên gỗ?

Mộc nhĩ có tên khoa học chung là Auricularia spp. Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau như loại cánh nỏng (Auricularia auricular), loại cánh dày (Auricularia polytricha)…Màu sắc có nhiều loại: có loại màu hồng, có loại màu đen. Còn có tên gọi khác là n mèo, tai mèo.

Thursday. September 29th, 2016