Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Muốn giàu nuôi vịt

Muốn giàu nuôi vịt
Author: Thành Hiệp
Publish date: Wednesday. May 22nd, 2019

Dân gian có câu: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn, muốn nghèo nuôi vịt”. Thế nhưng đối với ông Âu Thanh Nhựt thì lại khác. Chính nhờ nuôi vịt mà từ hai bàn tay trắng ông đã trở thành tỷ phú.

Ông Cao Văn Trường, người quản lý trang trại, theo dõi đàn vịt

Ông Nhựt ở ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) trước đây làm nghề kinh doanh mua bán trứng khắp các tỉnh miền Tây. Từng gắn bó với nhiều người nuôi vịt chạy đồng nên ông đã thấu hiểu được cuộc sống nhọc nhằn của họ.

Nhờ quen biết và tiếp xúc với nhiều mô hình nuôi vịt khác nhau trên cả nước, đặc biệt là qua các phương tiện truyền thông, ông đã tiếp cận được mô hình nuôi vịt tập trung trên sàn do Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam. Đầu năm 2018 ông đầu tư thực hiện mô hình này.

Bước đầu CP Việt Nam đã hỗ trợ tư vấn về thiết kế chuồng trại, chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Ngoài ra còn có chuyên gia thú y hỗ trợ nên mọi khó khăn ban đầu đều được khắc phục giúp người nuôi yên tâm.

Để hoạt động có hiệu quả, ông đã sử dụng 2,5 ha mặt bằng, tiến hành cải tạo, đào ao, xây dựng chuồng trại. Mỗi khu chuồng trại đều thiết kế sàn nuôi chắc chắn bằng thép, hiện đại với chi phí đầu tư lên tới tiền tỷ. Cạnh bên sàn thép là chỗ lót rơm dành cho vịt đẻ trứng. Trước mỗi trại nuôi tập trung đều có một hồ nước rộng lớn để cho vịt bơi lội. Nước trong hồ đều được xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh an toàn cho vịt sinh trưởng và đẻ trứng.

Đầu tiên ông thả nuôi 5.000 con, đến nay đàn vịt đã lên đến 22.000 con, hầu hết là vit đẻ, vịt thịt chỉ độ vài ngàn con. Ông Nhựt cho biết xưa nay bà con mình nuôi vịt theo cách truyền thống là cho vịt chạy đồng. Phương thức này tuy đỡ tốn kém thức ăn nhưng rủi ro rất lớn, khó kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng trứng không bảo đảm, người nuôi lại phải theo sát đàn vịt ngoài trời rất cực khổ. Nuôi theo phương thức mới là nuôi tập trung, vịt ăn thức ăn hỗn hợp, đầy đủ dinh dưỡng, dễ kiểm soát, ít nhiễm bệnh, trứng to, bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nuôi theo mô hình tập trung trên sàn sẽ bảo vệ được môi trường, giảm mùi hôi làm ảnh hưởng đến các khu nhà lân cận.

Với phương thức trên, người nuôi sẽ đỡ tốn công chăn vịt mà lại đạt hiệu quả cao. Ông Cao Văn Trường, người trực tiếp quản lý chuồng trại cho biết, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi, cho ăn thức ăn chất lượng cao của CP Việt Nam, trứng đạt 75 – 85% (bình quân mỗi ngày thu hoạch 15.000 – 17.000 trứng/20.000 con vịt đẻ). Vịt nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật, sau 4 tháng rưỡi sẽ bắt đầu đẻ trứng và đẻ kéo dài khoảng1 năm rưỡi là nghỉ. Trứng được tiêu thụ ở một số siêu thị trên cả nước, nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Trang trại nuôi vịt tập trung theo phương thức mới của ông Âu Thanh Nhựt

Có thể nói phương thức nuôi vịt tập trung trên sàn thép cuả ông Âu Thanh Nhựt là một bước đột phá mở đường cho nhiều hộ chăn nuôi học hỏi kinh nghiệm và áp dụng. Chính ông đã minh chứng cho mọi người thấy rằng nuôi vịt cũng có thể làm giàu, không như ai đó đã có định kiến “muốn nghèo nuôi vịt”.

Hiện ông Nhựt đang đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại trên vùng đất bao la ở xã Thới Hưng, Cờ Đỏ (tiền thân là Nông trường sông Hậu) để tăng gia sản xuất theo hướng công nghệ cao và bền vững, tạo cơ hội vàng cho những người trẻ tuổi cùng chí hướng đến đây lập nghiệp.


Related news

Trồng vừng né hạn ở Đồng Tháp cho lãi gấp 2-3 lần trồng lúa Trồng vừng né hạn ở Đồng Tháp cho lãi gấp 2-3 lần trồng lúa

Vừng là một trong những cây trồng cạn được tỉnh Đồng Tháp ưu tiên đưa vào canh tác, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Wednesday. May 22nd, 2019
Kỹ thuật trồng vừng đen đơn giản cho năng suất cao Kỹ thuật trồng vừng đen đơn giản cho năng suất cao

Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt. Vừng đen có rất nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh

Wednesday. May 22nd, 2019
Đẩy mạnh IPM phòng trừ sâu keo mùa thu Đẩy mạnh IPM phòng trừ sâu keo mùa thu

Sâu keo mùa thu (FAW) là loài sâu hại mới có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. FAW có thể gây hại trên 80 loại cây trồng phổ biến

Wednesday. May 22nd, 2019