Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Tôm Mới Trĩu Nặng Khó Khăn

Mùa Tôm Mới Trĩu Nặng Khó Khăn
Publish date: Friday. March 14th, 2014

Nông dân các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tất bật bước vào vụ thả nuôi tôm mới.

Mùa tôm

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.

Khó khăn vẫn chồng chất

Theo kế hoạch, năm 2014 diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 680.000 ha, với sản lượng ước đạt 570.000 tấn. Mặc dù, mới bước vào đầu vụ nuôi nhưng dịch bệnh tôm đã bắt đầu xuất hiện ở một số vùng, ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng Thủy sản (Tổng Cục Thủy sản) cho biết, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay, các hộ nuôi tôm sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Trần Văn Tiến, một hộ nuôi tôm ở Khánh Hòa cho biết, mới bước vào vụ tôm 2014, gia đình ông thả nuôi 400.000 con giống, nhưng mới được 25 ngày tuổi thì tôm bị dịch bệnh chết sạch, thiệt hại hơn 50 triệu đồng.

Trước nguy cơ về dịch bệnh, các hộ nuôi tôm còn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tôm giống chất lượng. Hiện nay, ở ĐBSCL duy nhất chỉ có tỉnh Bạc Liêu là có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống có quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân.

Còn lại hầu hết các tỉnh như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Chính nhu cầu tăng cao như vậy đã khiến nguồn giống trôi nổi tìm cách len lỏi vào các vùng nuôi tôm theo cả đường bộ lẫn đường thủy mà cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát chất lượng.

Ngoài vấn đề chất lượng con giống, nông dân ở ĐBSCL còn phải đối mặt với với hàng loạt khó khăn đã tồn tại nhiều năm nay như: hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa có hệ thống kênh cấp, thoát nước riêng biệt… Chính vì vậy mà chỉ cần một hộ nuôi bị dịch bệnh, xả thải chưa xử lý ra môi trường là cả vùng có nguy cơ bị lây nhiễm.

Không những thế, ông Huỳnh Tấn Minh, một hộ nuôi tôm ở Phú Yên cho biết: "Bước vào vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm chúng tôi rất khó khăn vì thiếu vốn đầu tư cải tạo ao hồ và mua tôm giống chất lượng cao. Với diện tích 1 ha, lẽ ra tôi phải đầu tư hơn 60 triệu đồng để cải tạo hồ, sửa chữa bờ, mua tôm giống, nhưng tôi chưa biết tìm đâu ra vốn".

"Các năm trước, nhiều đại lý kinh doanh thức ăn nuôi tôm ở địa phương sẵn sàng ứng vốn trước để giúp người nuôi tôm sản xuất, nhưng năm nay do khó khăn nguồn vốn nên các đại lý không còn mặn mà. Do vậy, nhiều hộ nuôi tôm ở địa phương phải cắt giảm chi phí đầu tư cải tạo hồ... ", ông Minh cho hay.

Tăng cường hỗ trợ

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền đã lưu ý các cơ quan quản lý thủy sản địa phương cần căn cứ hướng dẫn khung mùa vụ của Tổng cục Thủy sản và điều kiện thực tế tại địa phương để xây dựng lịch mùa vụ cụ thể cho từng vùng, quản lý lịch thả giống ngay từ đầu vụ. Không thả giống vào thời điểm nhiệt độ còn thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.

Nhiều Hội nuôi tôm cũng đã kiến nghị tới Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam và Tổng cục Thủy sản giữ ổn định giá bán thức ăn nuôi tôm tại các nhà máy chế biến, phân phối, giúp người nuôi được tiếp cận mức hợp lý. Bởi, hiện nay hơn 90% các nhà máy chế biến thức ăn tại Việt Nam do công ty nước ngoài nắm giữ nên giá thức ăn hoàn toàn bị lệ thuộc nước ngoài, người nuôi "gánh chịu".

Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cũng sẽ tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ. Đồng thời, tăng cường biện pháp quản lý giống, nhất là kiểm tra nguồn gốc xuất xứ giống tôm bố mẹ nhập khẩu ở các nước như Singapore, Thái Lan, Indonesia…, kết hợp kiểm soát chặt chẽ việc gia hóa tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng trong nước.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền cũng cho rằng, hệ thống ngân hàng cần sớm hỗ trợ vốn cho người nuôi thủy sản theo chu trình dài hơn, đảm bảo từ khi thả nuôi tới khi sản phẩm thủy sản được mua. Hơn nữa, việc liên kết giữa nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, người nuôi phải sớm được thực hiện để đảm bảo người nuôi có lãi, tạo chuỗi liên kết chặt chẽ giữa "bốn nhà".


Related news

Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.

Saturday. July 27th, 2013
Cá Tra, Chấm Dứt Cảnh “Thả Trôi Sản Lượng”? Cá Tra, Chấm Dứt Cảnh “Thả Trôi Sản Lượng”?

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, TP Cần Thơ, từng nuôi gia công để tránh rủi ro, so sánh: “Giá thu vô của công ty là 23.000 - 23.500 đồng/kg cá theo hợp đồng là bằng với chi phí giá thành, do đó người nuôi bán trôi nổi 20.000 đồng/kg, làm sao không lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg."

Wednesday. November 14th, 2012
Giá Công Gặt Tăng Cao Giá Công Gặt Tăng Cao

Qua khảo sát, giá công gặt hiện tại là 220 - 250 nghìn đồng/sào (không ăn cơm trưa), từ 200 - 220 nghìn đồng (ăn cơm trưa), tăng trung bình từ 20 - 30 nghìn đồng/sào so với đầu vụ.

Tuesday. June 4th, 2013
Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Lót Bạt Ni-Lon Ở Sơn Tịnh Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Lót Bạt Ni-Lon Ở Sơn Tịnh

Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.

Friday. November 23rd, 2012
Tìm Thị Trường Tiêu Thụ Ngao Thương Phẩm Tìm Thị Trường Tiêu Thụ Ngao Thương Phẩm

Trước tình hình tiêu thụ ngao thương phẩm của tỉnh Thái Bình hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với các địa phương ven biển khảo sát và nắm bắt tình hình nuôi thả, tiêu thụ ngao tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

Sunday. July 28th, 2013