Một Số Vấn Đề Cần Quan Tâm Trong Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Lúa
Cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, cần sử dụng 16 nguyên tố, C, H, O chiếm cao và có trong tự nhiên. Còn lại 13 nguyên tố cần phải bổ sung, chia ra:
- Nguyên tố đa lượng: cây cần số lượng lớn, là N, P2Ọ và K2O.
- Nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S
- Nguyên tố vi lượng: Fe, Co, Zn, Mn ...
1. Đạm (N): giúp cây phát triển thân lá, tăng chiều cao, đẻ nhánh, tăng năng suất, chất lượng và cần suốt thời gian sinh trưởng.
2. Lân (P2O5): Giúp phát triển bộ rễ, tăng đẻ nhánh, kích thích phân hoá hoa, trổ sớm. Cần nhiều ở giai đoạn đầu.
3. Kali (K2O): Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn, rét. Tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và chất lựơng.
4. Lưu huỳnh (S): Tăng năng suất, tăng hàm lượng Protein.
5. Magiê (Mg): Tăng hấp thu và vận chuyển lân, tăng khả năng quang hợp.
6. Canxi (Ca): Tăng độ cứng cây, tăng khả năng chống chịu.
Tùy mùa vụ, vùng đất, loại giống, sẽ có công thức phân khác nhau. Thông thường tại An Giang, có thể áp dụng công thức phân như sau:
- Vụ Đông Xuân: 90 – 100 N – 40 – 60 P2O5 - 40 – 60 K2O
- Vụ Hè Thu: 80 – 100 N – 40 – 60 P2O5 - 40 – 60 K2O
Riêng vụ Hè Thu, để tiết kiệm phân bón, nên cày ải, phơi đất ít nhất 15 ngày sẽ giúp đất tơi xốp, rễ phát triển tốt, cắt nguồn lây lan dịch bệnh.
Trước tình hình giá phân bón hiện nay, nhất là giá DAP tăng cao, nếu có điều kiện sử dụng phân đơn sẽ giúp giảm chi phí phân bón.
Phân lân đơn hiện nay trên thị trường có nhiều loại, nhưng phổ biến là Super Lân Long Thành (khoảng 18-20% P2O5), Lân Văn Điển (khoảng 15% P2O5 và 35% CaO), Lân Ninh Bình (khoảng 15% P2O5).
Lân Văn Điển và lân Ninh Bình là phân nung chảy, khi sử dụng cần bón lót là tốt nhất. Lân Super Long Thành có thể bón giai đoạn đầu.
Để đáp ứng 40-60 P2O5 , lượng lân cần bón cho 1 ha là:
Lân Văn Điển – Lân Ninh Bình : 300 – 400 kg/ha.
Lân Super Long Thành : 200 – 300 kg/ha.
Đạm Urê để đáp ứng 80 – 90 kg N/ha cần 170 – 200 kg/ha, chia 3 lần bón:
+ Lần 1 : 7 – 10 ngày sau sạ : 5 – 7 kg/công.
+ Lần 2 : 18 – 22 ngày sau sạ : 7 – 10 kg/công.
+ Lần 3 : Bón đón đòng - cần quan sát tình hình đòng để bón – quan sát tình hình cây lúa – nên bón đạm theo bảng so màu lá, khoảng 5 – 7 kg/công.
Phân Kali (KCl) chủ yếu bón ở giai đoạn đón đòng – 70 – 100 kg Clorua Kali.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều loại phân chuyên dùng cho lúa – tùy giá cả thị trường, tùy vùng đất, bà con nông dân có thể tham khảo để quyết định chọn loại phù hợp với giá rẻ nhất, đáp ứng được công thức phân bón, loại phân cho từng thời kỳ sinh trưởng, nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.
Related news
Sản xuất trồng trọt năm 2016 của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất
Bến Tre là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn. Chính vì vậy, việc đối phó với hạn-mặn luôn là mối quan tâm lớn của các cấp, các ngành và nông dân.
Trong mùa khô 2016 vừa qua, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất trồng trọt.
Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó yếu tố hạn, mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, để nâng cao thu nhập, người trồng lúa đã thực hiện thâm canh tăng vụ, chủ yếu là sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV, tận dụng tối đa thời gian nghỉ