Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Một Số Quan Sát Và Nghi Vấn Về Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm Nuôi

Một Số Quan Sát Và Nghi Vấn Về Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm Nuôi
Publish date: Monday. April 28th, 2014

Hội chứng chết sớm ở tôm nuôi (EMS) đã gây ảnh hưởng lớn cho nghề tôm châu Á (từ năm 2009) và Mexico (năm 2013). Gần đây, tác nhân gây bệnh đã được xác định là một chủng Vibrio parahaemolyticus.

Các biểu hiện bệnh ở châu Á và Mexico rất giống nhau, không phụ thuộc vào sự khác biệt về mô hình nuôi thâm canh đến siêu thâm canh với mức độ an toàn sinh học cao ở châu Á và mô hình nuôi quảng canh hay bán thâm canh với mức độ an toàn sinh học thấp ở Mexico, cũng không phụ thuộc nền đáy ao là nền đất hay lót bạt.

Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha, tôm được giữ trong lồng lưới (treo tách biệt khỏi đáy của ao nuôi bị nhiễm bệnh) vẫn sống, nhưng nếu thả ra, cho tiếp xúc với nền đáy thì lại chết. Tại Mexico, nếu tiến hành thay nước cho ao nuôi tôm, vài ngày sau thấy xuất hiện hiện tượng tôm chết.

Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào ao theo nguồn nước, nhưng không đủ làm bùng phát dịch bệnh vì quan sát tôm sống ngoài tự nhiên (tại các ao chứa hay kênh mương hoặc vùng cửa sông) mặc dù tiếp nhận nước thải từ ao nuôi nhiễm bệnh, nhưng tôm không chết.

Cả ba loài tôm Penaeus vannamei, Penaeus monodon và Penaeus chinensis đều mẫn cảm với EMS. Nhưng giao phối cận huyết hoặc mất dị hợp tử ở các quần đàn tôm gia hóa không bị xem là yếu tố nguy cơ, do tôm giống tự nhiên khi đưa vào vùng nuôi bị nhiễm bệnh cũng chết theo cách giống như tôm giống gia hóa.

Các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến mức độ nguy hại của EMS là nhiệt độ và độ mặn. Trong nhiều trường hợp, EMS bùng phát khi nhiệt độ gia tăng hoặc tại các ao có độ mặn lớn hơn 10%o. Các ao nuôi có độ mặn thấp hơn, tôm ít bị EMS. Tuy nhiên, những trường hợp nuôi tôm bằng nước ngầm, tôm vẫn khỏe mạnh (cho dù độ mặn là bao nhiêu, ở cả châu Á và Mexico). EMS cũng xuất hiện ở các ao có độ pH biến động từ 7,5-8,6 (hoặc hơn) ở cả châu Á và Mexico.

Có một nghi vấn được đặt ra: Phải chăng việc lọc nước đã loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hoặc những tác nhân có khả năng thu gom, tích trữ vi khuẩn (như động vật ăn lọc). Hành động phân lập một số tác nhân gây bệnh (ở mức phân tử hay sinh hóa) cho thấy sự thiếu nhất quán.

Vibrio có thể liên kết, có thể thay đổi khi tiếp nhận thể thực khuẩn hoặc plasmid. Trong khi vi khuẩn gây bệnh EMS luôn mang 2 gien ngoại nhiễm sắc thể. Các tổn thương về mô học do EMS gây ra đã được mô tả từ trước, nhưng cần xác định rõ: tổn thương mô học do EMS gây ra giờ đây nặng nề hơn và cũng cấp tính hơn.

Các thí nghiệm cảm nhiễm đã công bố, sử dụng tác nhân gây bệnh đã được phân lập thuần, đều phải sử dụng một lượng lớn vi khuẩn mới có thể tạo ra các tổn thương mô học đặc thù của EMS so với các báo cáo khác cũng có tác nhân gây bệnh là Vibrio.

Thí nghiệm cảm nhiễm cần xem xét, sử dụng con đường tự nhiên như cho tôm ăn nhuyễn thể hoặc giáp xác chân chèo (thu từ ao tôm bị nhiễm EMS). Xu thế tử vong của tôm trong các thí nghiệm cảm nhiễm có thể thay đổi khi sử dụng nước từ hệ thống nuôi cá rô phi có khả năng thúc đẩy sự phát triển Chlorella và các loài tảo lục khác.

Trao đổi giữa vi khuẩn với vi khuẩn có thể đóng vai trò nhất định lên độc tính của vi khuẩn Vibrio, từ đó, giúp định hướng chiến lược kiểm soát bệnh. Để có thể hiểu rõ về EMS, cần phải thiết lập một tầm nhìn mới.

Thuật ngữ "độ phức tạp của các hệ thống sinh học" (biocomplexity) đã được sử dụng để nghiên cứu các mối tương tác qua lại trong một hệ sinh học mang tính đại diện cho cả một mạng lưới có liên quan đến đặc điểm thời tiết, hồ chứa, thực khuẩn thể hay plasmid, động vật phù du, biểu hiện tiếp cận tế bào và gien chức năng thích ứng. Và trên hết, muốn kiểm soát tốt EMS, cần tìm hiểu các tác động sinh thái lên quần thể vi khuẩn.


Related news

Giàu lên từ nuôi cá lóc bể xi măng Giàu lên từ nuôi cá lóc bể xi măng

Hiện nay, nguồn cá lóc trong tự nhiên bị khai thác quá mức và có xu hướng cạn kiệt. Do vậy, nhiều địa phương đã tiến hành nuôi thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá lóc trong bể với quy mô nhỏ. Xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá là địa phương ứng dụng rộng rãi và thành công mô hình này.

Saturday. May 2nd, 2015
Lãi cao nhờ nuôi cá rô đồng thương phẩm Lãi cao nhờ nuôi cá rô đồng thương phẩm

To, khỏe, màu sắc đẹp, bắt mắt, thịt ngon, xương mềm, béo hơn hẳn con cá rô đồng tự nhiên. Đó là nhận xét của nhiều người khi đến tham quan mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm ở xã Bình Trung (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Saturday. May 2nd, 2015
Những sai lầm thường gặp khi nuôi cá chình thương phẩm Những sai lầm thường gặp khi nuôi cá chình thương phẩm

Nguồn giống cá chình hiện nay được đánh bắt ngoài tự nhiên. Trong những phương pháp đánh bắt cá chình giống thì phương pháp câu và xung điện là 2 phương pháp ảnh hưởng đến chất lượng cá chình.

Saturday. May 2nd, 2015
Ông “cá rô phi đơn tính” Ông “cá rô phi đơn tính”

Dân trong nghề gọi ông Ngô Công Yên như thế, bởi trang trại của ông (ở xã Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội) không chỉ là nơi chuyên cung cấp loại cá rô phi đơn tính thuộc diện đầu tiên ở miền Bắc, mà ông còn là bậc thầy về kỹ thuật chăm sóc, nhân giống loại cá này. Hơn 17 năm lăn lộn với nghề, ông Yên, cùng với đồng nghiệp xây dựng nên một trung tâm thuỷ sản uy tín của miền Bắc.

Saturday. May 2nd, 2015
Bước đột phá giúp chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc Bước đột phá giúp chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc

Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại kháng sinh mới mang tên Teixobactin, có khả năng điều trị nhiễm khuẩn và loại bỏ vấn đề kháng thuốc, vốn đang là bài toán khó từ nhiều thập kỷ nay, mở ra hy vọng khống chế các loại siêu vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc.

Friday. August 7th, 2015