Một số lưu ý đầu vụ nuôi tôm
1. Cải tạo ao: Cải tạo ao có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt dịch hại, mầm bệnh trong ao nuôi thông qua hình thức phơi khô ao, loại trừ ra khỏi ao một lượng hữu cơ và khí độc đáng kể. Tiến hành như sau: Tháo cạn nước. Trường hợp không thể tháo kiệt nước thì sử dụng máy bơm hút bùn đáy ao do mùa vụ trước để lại cho vào ao chứa riêng, tránh bơm trực tiếp ra kênh làm ô nhiễm nguồn nước. Lấy bớt lớp bùn đáy ao ra khỏi ao nuôi vì đây là lớp đất đáy chứa nhiều chất thải và mầm bệnh của vụ nuôi trước để lại.
Rửa nền đáy ao vài lần theo thuỷ triều qua cống xả có lưới chắn hay dùng hệ thống máy bơm. Bón vôi và phơi nền đáy ao cho khô, thời gian 5-7 ngày trước khi lấy nước vào ao nuôi. Tuy nhiên, trước khi bón vôi ta phải tiến hành kiểm tra pH đất để xác định lượng vôi cho phù hợp: pH = 6 – 7, lượng vôi bón là 0.3 – 0.5 tấn/ha; pH = 5- 6, lượng vôi CaCO3: 2 tấn/ha hoặc CaO 1 tấn/ha; pH = 4 – 5 lượng vôi bón là 1 – 1.5 tấn /ha; pH = 3 – 4, lượng vôi bón là 2 – 3 tấn /ha.
2. Lấy nước vào ao qua túi lọc
3. Diệt giáp xác và cá tạp trong ao: Lấy nước vào qua túi lọc nhưng có thể trứng của giáp xác vẫn có trong ao. Do đó cần diệt giáp xác nên dùng Anti –parsite. Sau khi bơm nước vào 2-3 ngày thì tiến hành dùng Anti –parsite 1 lít/2.000m3 nước, dùng 800ml thuốc hòa với lượng nước vừa đủ tạt xuống ao, đồng thời hòa 200ml còn lại với 50lít nước tạt dọc ao để diệt còng.
Thuốc chỉ diệt giáp xác, nên sau đó dùng dây thuốc cá hoặc Saponine để diệt cá tạp (tuỳ vào nồng độ muối: nếu nồng độ muối < 10%o thì dùng dây thuốc cá 0.5 – 1kg/100 m3 nước, nếu nồng độ muối > 10%o thì dùng Saponine 7 – 10 ppm (g/m3) nước.
4. Xử lý nước: Sau khi diệt giáp xác 5 ngày dùng Vime – Protex 1 lít/2.000m3 nước hoặc Vimekon 1kg/1.500 – 1.700m3 nước.
5. Gây màu nước: Sau khi khử trùng ao 5 – 7 ngày tiến hành gây màu nước bằng các sản phẩm sau: Cách 1: 1kg Vime- Bitech ủ với 1kg đường cát/2.000m3; Cách 2: 1kg Vime – Subtyl ủ với 1kg đường cát/2.000m3; Cách 3: 3 kg Green water/1.000m3 . Chia làm nhiều lần tạt cho màu nước lên từ từ, ổn định.
6. Kiểm tra lại các yếu tố thuỷ lý hoá: Trước khi thả tôm nên kiểm tra lại các yếu tố môi trường như: pH, độ kiềm, O2, nhiệt độ, NH3, H2S, độ đục,.. điều chỉnh các yếu tố trên nằm trong các khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm như: PH: 7.5-8.5; Độ kiềm: 80-160 ppm; Oxy: 3 – 12 mg/l; Nhiệt độ: 25-300C; NH3: < 0.1; H2S: 0.25; Độ đục: 30-40 cm.
7. Tiến hành thả giống: Khi mua tôm giống ta có thể kiểm tra tôm bằng nhiều phương pháp như phương pháp PCR, sốc nhiệt, sốc độ mặn, sốc formon,...phương pháp PCR cho biết tôm có bị nhiễm bệnh hay không, là một trong những khâu quan trọng góp phần thành công trong nuôi tôm.
Related news
Sau 2 năm thử nghiệm, ông Ngô Văn Chiến đã thuần hóa thành công con tôm thẻ chân trắng nuôi sống ở nước mặn sang nuôi sống ở nước ngọt.
Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Trong đó bệnh đốm trắng là một trong những bệnh hay gặp
Người nuôi tôm thẻ chân trắng có thể thay thế hoàn toàn bột cá bằng một tỷ lệ bổ sung thấp protein đơn bào mà vẫn cải thiện được tăng trưởng và tỷ lệ sống