Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Một số giống bò lai hướng thịt chuyên dụng

Một số giống bò lai hướng thịt chuyên dụng
Author: Nguyễn Thị Phương Thúy
Publish date: Thursday. January 7th, 2016

1. Giống bò lai Sind

 Là giống bò lai tạo từ con đực Red Sindhi thuần với bò cái vàng Việt Nam. Là giống bò kiêm dụng sữa thịt. Bò cái lai Sind rất mắn đẻ, nuôi con khéo nên thường được chọn làm con giống nền để tạo ra đàn bò sữa lai hướng sữa hoặc hướng thịt chuyên dụng.

Bò có lông màu vàng hoặc đỏ cánh gián. Ðầu dài, tai cụp, trán dô, yếm phát triển, u vai cao, lưng ngắn, ngực sâu, chân cao khỏe, bầu vú phát triển vừa phải, âm hộ có nhiều nếp nhăn.

Bò lai Sind có tầm vóc trung bình. Khối lượng bê sơ sinh đạt 22 - 24 kg. Bê 6 tháng tuổi nặng 120 – 150 kg, lúc 12 tháng tuổi  nặng 200 - 230 kg. Khối lượng bò đực trưởng thành 320 - 340 kg/con, bò cái trưởng thành  270 - 280 kg/con.

Tăng trưởng bình quân 0,5 – 0,6 kg/ngày (giai đoạn  0 - 6 tháng). Thời gian phối giống lần đầu 20 - 25 tháng. Khoảng cách giữa 2 lần đẻ 13 - 17 tháng. Tỷ lệ thịt xẻ 48 - 50%.

2. Giống bò lai Droughmaster

Giống bò lai Droughmaster được sinh ra bằng phương pháp dùng tinh đực giống Droughtmaster phối cho bò cái lai Zebu. Là giống chuyên dụng hướng thịt.

Bò lai Droughmaster có thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi tốt.

Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm. Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe.

Bò lai Droughmaster có khối lượng tương đối lớn. Khối lư­ợng bê sơ sinh 22 – 23 kg. Khối lượng bê 6 tháng tuổi đạt 115 - 125 kg, lúc 12 tháng tuổi 180 - 260 kg. Khối lượng bò đực trưởng thành đạt 520 – 560 kg, bò cái trưởng thành 430 – 480 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 52-58%.

3. Giống bò lai Brahman

Là giống bò được tạo ra bằng việc sử dụng tinh bò đực giống Brahman phối với bò cái zebu. Là giống bò lai chuyên dụng hướng thịt.

Bò có màu lông đỏ, trắng hoặc xám. Bò có tầm vóc to, ngoại hình thể chất chắc chắn, khỏe mạnh. U vai, yếm, nếp da dưới rốn phát triển, tai to cụp xuống, chân cao, đuôi dài.  

Bò lai Brahman trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt cao, có khả năng tăng trọng nhanh.

Khối l­ượng bê sơ sinh nặng 23-24 kg, bê 6 tháng tuổi nặng 120 – 150 kg, bê 12 tháng tuổi nặng 200 - 230 kg. Bò đực trư­ởng thành nặng 550 - 600 kg. Tốc độ tăng trưởng bình quân 650 – 800 gram/ngày.

Bò cái tr­ưởng thành nặng 450 - 500 kg. Tỷ lệ thịt xẻ: 52 - 58%.

4. Giống bò lai Red Angus

Là giống bò được tạo ra bằng việc sử dụng tinh bò red Angus phối với bò cái lai zebu. Bò lai Angus có màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt, không có sừng.

Bò F1 phát triển tốt, ít bệnh trong điều kiện nuôi bán chăn thả, khí hậu nóng, ẩm. Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ mỡ dắt) xen kẽ trong thớ thịt giúp thịt mềm và béo.

Theo nhiều người chăn nuôi đánh giá, giống bò này là giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi khối lượng không lớn và tăng trọng chậm, tuy nhiên từ 6 tháng tuổi trở lên, bò sinh trưởng, phát triển nhanh, tỷ lệ thịt cao hơn so với các giống bò lai khác.

Khối l­ượng bê sơ sinh nặng 24 - 25 kg, bê 6 tháng tuổi nặng 100 – 130 kg, bê 12 tháng tuổi nặng 170 - 210 kg.

Bò đực 21 tháng tuổi nặng 300 - 380 kg, bò cái 21 tháng tuổi nặng 270 – 340 kg. Tăng trưởng bình quân 400 – 500 g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 60 - 62%.

5. Giống bò lai B.B.B

Dùng tinh bò BBB phối giống cho đàn bò cái nền lai Sind. Bê lai sơ sinh đạt 26- 32 kg, bê lớn nhanh, tăng trọng bình quân 25 kg/tháng. Bê 3 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 80- 100 kg, 6 tháng tuổi đạt 150- 180 kg, 15- 16 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt 400- 450 kg/con.

Bò đực lai trưởng thành có trọng lượng đạt 700- 800kg, bò cái trưởng thành 600- 700 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 58 – 60%.

            Việc lựa chọn chăn nuôi giống bò lai nào phụ thuộc vào định hướng của từng hộ chăn nuôi. Nếu chăn nuôi bò theo hướng chuyên thịt, thì lựa chọn nuôi các giống bò lai Droughmaster, Angus, BBB là rất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các giống này là có khả năng sinh sản hạn chế, không nên giữ lại làm giống để lai tạo các thế hệ bò sau.

Vì vậy, những hộ định hướng nuôi bò chuyên sinh sản thì chọn nuôi bò lai Sind hoặc lai Brahman là phù hợp nhất.


Related news

Ủ chua thân ngô làm thức ăn cho bò Ủ chua thân ngô làm thức ăn cho bò

Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò.

Monday. January 4th, 2016
Bệnh gạo bò Bệnh gạo bò

Bệnh do ấu trùng Cysticercus bovis gây ra , ký sinh ở bò, trâu. Hình thái ấu trùng Cysticercus bovis có hình hạt gạo kích thước 3 - 5,5 mm x 4 - 9 mm màu trắng hay vàng nhạt. Trong có nước trong suốt, một đầu sán bám màng trong. Đầu sán có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc.

Thursday. January 7th, 2016
Bệnh thương hàn của bê non Bệnh thương hàn của bê non

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá do vi khuẩn Salmonella gây ra . Bệnh thường xảy ra vào những tháng mưa nhiều, thường từ tháng 6- 10 hàng năm.

Thursday. January 7th, 2016