Home / Tin tức / Tin thủy sản

Một số đối tượng nuôi biển phổ biến

Một số đối tượng nuôi biển phổ biến
Author: Quỳnh Minh
Publish date: Saturday. August 3rd, 2019

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Viện 1), giống cá song chấm nâu (là loài cá song nuôi phổ biến nhất) đã được sản xuất đại trà.

Công nghệ sản xuất giống cá song chấm nâu ổn định, có thể chủ động sản xuất với số lượng lớn ngay trong nước, mà trước đây chủ yếu là nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc. Công nghệ nuôi thương phẩm cá song chấm nâu cũng đã được người dân tiếp nhận từ khá sớm (trước năm 2006) và hiện nay các mô hình nuôi cá song trong ao, trong long đều cho hiệu quả kinh tế cao.

Các địa phương có điều kiện thuận lợi đặt lồng như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… thì có thể nuôi cá song trong lồng. Địa phương có điều kiện xây dựng ao như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng… có thể nuôi cá song trong ao. Các hình thức nuôi nuôi ao hay lồng đối với cá song đều cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá giò: Viện 1 đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá giò từ những năm 2002, đến năm 2005 thì công nghệ sản xuất giống cá giò đã hoàn thiện và ổn định. Từ năm 2006, Viện đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá giò cho các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Cá Hồng Mỹ: Đây là đối tượng nhập nội, Viện 1 lần đầu tiên nhập trứng cá Hồng Mỹ thụ tinh từ Đài Loan từ năm 1999, từ đó Viện đã nghiên cứu từ đặc điểm sinh học, ương nuôi và tạo đàn cá bố mẹ. Cho đến năm 2003, Viện 1 đã thành công và làm chủ công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ và cũng là cơ sở đầu tiên, duy nhất trên cả nước có đàn cá bố mẹ, có công nghệ sản xuất giống và nuôi cá Hồng Mỹ, từ đó đến nay công nghệ này đã được chuyển giao cho người dân khắp các tỉnh ven biển trong cả nước.

Sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng: Đây cũng là công nghệ mà Viện 1 đã làm chủ, hiện nay Viện 1 đang chủ động chương trình chọn giống cá chim có sức sinh trưởng cao làm vật liệu cho sản xuất con giống, đây là tiền đề để phục vụ nuôi cá chim quy mô công nghiệp ngoài biển khơi.

Hàu biển: Viện 1 là đơn vị đầu tiên đưa đối tượng này từ nước ngoài về Việt Nam từ năm 2002 (từ Úc) và 2006 (từ Đài Loan) và đã nghiên cứu thành công sản xuất giống hàu đầu tiên tại Việt nam. Hiện nay công nghệ sản xuất giống và nuôi hàu biển đã được chuyển giao cho sản xuất, phát triển rộng khắp ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và các tỉnh ven biển miền Trung.

Ngao dầu, ngao Bến Tre: Viện 1 cũng là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công và sản xuất ngao dầu, ngao Bến Tre, hiện nay công nghệ này đã được chuyển giao cho sản xuất phổ biến.

Những công nghệ về đối tượng mặn, lợ tiếp tục chuyển giao:

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nhụ 4 râu.

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm rươi.

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm tít.

Cá nhụ, rươi, tôm tít là các đối tượng được Viện 1 triển khai nghiên cứu thành công những năm gần đây. Hiện nay công nghệ sản xuất giống và nuôi các đối tượng này đang được Viện hoàn thiện về kỹ thuật và đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ pháp lý để được công nhận là tiến bộ mới, tiến bộ kỹ thuật, trước khi chuyển giao và nhân rộng cho sản xuất.


Related news

Nuôi tôm công nghệ 234 Nuôi tôm công nghệ 234

Tổng doanh thu/ao tính cho từng loại tôm từ 3 lần thu tỉa như sau: loại 60-70 con/kg từ thu tỉa lần 1 là 129.000.000 đồng

Friday. August 2nd, 2019
Xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản tiện lợi Xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản tiện lợi

Đổi mới sản phẩm với sự tiện lợi, bền vững, sức khỏe và dinh dưỡng vẫn tiếp tục là xu hướng được quan tâm trong ngành thủy sản hiện nay.

Friday. August 2nd, 2019
Xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ có bứt phá Xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ có bứt phá

Xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm đến 12%, các doanh nghiệp kỳ vọng, 6 tháng cuối năm xuất khẩu (XK) mặt hàng chủ lực này sẽ có sự bứt phá.

Friday. August 2nd, 2019