Một số bệnh trên cá kèo và cách điều trị
Mặc dù có những hiểu biết cơ bản nhưng người nuôi cá kèo vẫn gặp phải những khó khăn về dịch bệnh.
Ngày nay KHKT tiến bộ, nông dân mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới góp phần phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Trong đó, mô hình nuôi cá kèo đang được người dân quan tâm. Mặc dù có những hiểu biết cơ bản nhưng người nuôi cá kèo vẫn gặp phải những khó khăn về dịch bệnh. Đặc biệt là một số bệnh do vi khuẩn gây ra.
Kiểm tra sự sinh trưởng của cá kèo
1/ Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas
Nguyên nhân mắc bệnh: Do các vi khuẩn thuộc nhóm Aeromonas (gồm A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh dễ phát sinh trong môi trường nước nhiễm bẩn, bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp. Nuôi với mật độ dày cũng là nguyên nhân là cho cá dễ mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm.
Triệu chứng: Cá bị bệnh có hiện tượng cơ thể cá xuất hiện từng mảng đỏ với nhiều khối u, bụng có biểu hiện sẫm màu từng vùng, lưng có nhiều vết thương, đuôi và vây bị hoại tử, mắt mờ đục, lồi sưng phù, hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước.
Cách điều trị: Xử lý nước bằng các sản phẩm Vimekon 1kg/1.500 m3 nước, Vime - Protex 1kg/2.000 m3. Kết hợp trộn vào thức ăn từ 7 - 10 ngày bằng các sản phẩm sau:
+ Đối với cá dưới 2 tháng tuổi: sáng Glusome 115: 5g/1kg thức ăn. Chiều 200ml Vimenro 200 + 300g Trimesul cho 1 tấn cá.
+ Cá trên 2 tháng tuổi: sáng Glusome 115: 5 g/kg thức ăn. Chiều 100ml Vimenro 200 + 200g Trimesul cho 1 tấn cá.
2/ Bệnh trắng đuôi
Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.
Triệu chứng: Cá bị bệnh thường có các hiện tượng như có một số điểm trắng trên đuôi, sau đó lây lan đến vây lưng, vây hậu môn. Dần dần đuôi và các vây bị xuất huyết và rách nát. Khi bệnh nặng hơn, cá sẽ bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, sau đó đầu chúi xuống và bơi lờ đờ hoặc treo lơ lửng trên mặt nước.
Cách điều trị:
- Thay 30% nước trong ao nuôi, vệ sinh xung quanh ao.
- Tắm cá bằng Fresh water 1 kg/1.500 m3 hoặc Vimekon 1kg/1.500 m3.
- Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 5 – 7 ngày.
+ Cá dưới 2 tháng tuổi: sáng Vime - Glucan: 3g/1kg thức ăn. Chiều 200g Doxery + 200g Vimerocin cho 1 tấn cá.
+ Cá trên 2 tháng tuổi: sáng Vime - Glucan: 2g/1kg thức ăn. Chiều 150g Doxery + 150g Vimerocin cho 1 tấn cá.
3/ Bệnh mất nhớt
Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh thường xảy ra do cá bị sây sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan sang các ao khác rất nhanh, do đó cần phải có biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan, không dùng các dụng cụ đã sử dụng trong ao cá bệnh cho các ao khác.
Triệu chứng: Cá bị bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu sau: toàn thân bao phủ bởi một lớp nhớt màu trắng đục, cá tách đàn, bơi lội lờ đờ và bỏ ăn. Khi bệnh nặng, cơ thể bị lở loét, các vây bị rách nát, cá sẽ chết rất nhanh sau đó.
Cách điều trị:
- Thay 30% nước trong ao, vệ sinh xung quanh ao.
- Xử lý nước Vime – Protex 1lít/2.000m3 hoặc Vimekon 1kg/1.500m3.
- Trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày
+ Cá dưới 2 tháng tuổi: sáng Vimelac for fish 4g/kg thức ăn. Chiều 200g Trimesul + 200g Antired cho 1 tấn cá.
+ Cá trên 2 tháng tuổi: sáng Vime – Glucan 3g/1kg thức ăn. Chiều 150g Trimesul + 150g Antired cho 1 tấn cá.
Phòng bệnh: Luôn giữ môi trường nước trong ao sạch, không bị ô nhiễm. Tránh làm cho cá bị sây sát, vì đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Định kỳ 10 đến 15 ngày xử lý nước 1 lần bằng 1 trong các sản phẩm: Vime - Protex 1lít/2.500m3 nước, Vimekon 1kg/2.000m3 hoặc Fresh water 1kg/2.000m3 nước. Ngoài ra dùng thêm các chế phẩm sinh học Vime - Bitech 1kg/4.000m3 nước xử lý đáy ao nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển.
Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cá, định kỳ bổ sung Vitamin C- Antistress và Premix Vemevit N9.100 để giúp tăng cường sức đề kháng bệnh.
Chú ý: Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh.
Không kết hợp nhiều kháng sinh trong cùng một lúc.
Ngưng sử dụng kháng sinh 4 tuần trước khi thu hoạch.
Related news
Do đặc điểm cá kèo sống thích nghi với mọi nguồn nước, độ mặn từ 0-40%o, thích hợp nhất là 10-25%o, nên nuôi xen canh sau khi thu hoạch muối hoặc tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chủ yếu là khai thác tối đa tiềm năng đất đai sẵn có.