Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Một số bệnh mới trên tôm

Một số bệnh mới trên tôm
Author: Minh Nhật (tổng hợp)
Publish date: Friday. December 28th, 2018

Thời gian gần đây, có rất nhiều bệnh mới xuất hiện hoặc mới nổi lên như một tác nhân gây bệnh trên một số nước nuôi tôm ở khu vực châu Á.

Nhiều bệnh mới làm giảm sản lượng tôm nuôi. Ảnh: Nguyễn Hoàng Trong

Bệnh do ký sinh trùng vermiform (ATM)

Cùng với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND), tỷ lệ tôm nhiễm ký sinh trùng vermiform (hình dạng giống với giun) ngày càng gia tăng ở các nước nuôi tôm thuộc khu vực châu Á.

Loài ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong gạn tụy và ruột của tôm nhiễm bệnh. Khi tôm nhiễm với cường độ cao sẽ dẫn đến việc hình thành một chuỗi phân có màu trắng thải ra môi trường. Mẫu nhuộm tươi mô gan tụy tôm quan sát dưới kính hiển vi quang học cho thấy cơ thể vermiform gần như là trong suốt với chiều rộng và đường kính tỷ lệ thuận với tế bào ống lượn của mô gan tụy. Điều đặc biệt là vermiform không có cấu trúc tế bào. Khi soi dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại cao (40 - 100X), thấy vermiform bao gồm một lớp màng dày và có nhiều nếp gấp phức tạp, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng mỏng.

Khi tôm nhiễm ký sinh trùng vermiform với cường độ cao, chúng làm cho tôm chậm lớn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh cơ hội như nhóm vi khuẩn Vibrio. Ngoài ra, mối quan hệ giữa nhiễm ký sinh trùng vermiform và bệnh gan tụy cấp tính trên tôm EMS/AHPND cũng cần được nghiên cứu xác định.

Bệnh tôm chết bí ẩn (CMD)

Một loại bệnh mới được phát hiện trong thời gian gần đây trên tôm gọi là “bệnh tôm chết bí ẩn” (convert mortality disease, CMD) đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm tại Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới thuộc khu vực Đông Nam Á, gây giảm sản lượng tôm nuôi một cách đáng kể.

Tôm thẻ chân trắng mắc bệnh này có các dấu hiệu lâm sàng như gan tụy bị teo và hoại tử, vỏ mềm, tăng trưởng chậm, phần cơ bụng bị đục (trắng) và hoại tử ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Loài nordavirus mới được đặt tên là convert mortality nordavirus (CMNV) được xác định là nguyên nhân gây bệnh này trên tôm.

Kỹ thuật đặc hiệu và có độ nhạy cao gọi là kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian cấu trúc kẹp tóc (LAMP) đảo ngược theo thời gian thực (real-time reverse transcription loop-mediated isothermal amplification, RT-LAMP) đã được nghiên cứu và phát triển để phát hiện và định lượng nhanh CMNV. Kết quả cho thấy, kỹ thuật RT-LAMP là một công cụ mới và hiệu quả để phát hiện và định lượng CMNV gây nên “bệnh tôm chết bí ẩn”.

Bệnh ký sinh trùng gan tụy (HPH)

Bệnh ký sinh trùng gan tụy haplosporidian bùng phát mạnh trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Indonesia vào khoảng năm 2007 đến 2009. Các kết quả phân tích trình tự gen cho thấy loài ký sinh trùng này tương đồng tới 96% với trình tự gen của loài ký sinh trùng được báo cáo ở Trung Mỹ trước đây.

Cũng giống như EHP, bệnh HPH không nằm trong danh sách các loại bệnh được liệt kê bởi Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và cũng không nằm trong danh sách các bệnh cần kiểm soát khi sản xuất tôm giống phi bệnh tật SPF của các trại sản xuất giống. Tuy nhiên, khi nhập khẩu tôm giống, tôm bố mẹ hay tôm sống cần tiến hành phân tích mẫu tôm để loại bỏ và tránh sự lây lan của mầm bệnh này trên tôm nuôi ở địa phương.


Related news

Một số biện pháp phòng chống EMS tại các địa phương Một số biện pháp phòng chống EMS tại các địa phương

Việc xác định được bệnh thường xuất hiện trên tôm từ giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm và trầm trọng hơn khi các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH

Thursday. December 27th, 2018
Đối phó với Hội chứng tôm chết sớm - EMS Đối phó với Hội chứng tôm chết sớm - EMS

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là loài phổ biến trong môi trường và chỉ có một dòng đặc biệt của loài vi khuẩn này gây được bệnh

Thursday. December 27th, 2018
Chiến lược kiểm soát bệnh tôm Chiến lược kiểm soát bệnh tôm

Để kiểm soát hữu hiệu bệnh tôm, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, đảm bảo cùng lúc các điều kiện sau:

Friday. December 28th, 2018