Mô Hình Rau Pó Xôi Tiền Tỷ Dưới Chân Núi LangBiang

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.
Trước đây, cũng như nhiều gia đình khác tại địa phương, anh Nguyễn Văn Thi đã trồng nhiều loại rau thương phẩm khác như bắp sú, xà lách, khoai tây… nhưng giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định.
Được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp địa phương, anh đã mạnh dạn thử nghiệm với cây pó xôi. “Vạn sự khởi đầu nan”, lúc mới đưa cây rau pó xôi về áp dụng tại địa phương, anh Thi gặp không ít khó khăn trong kỹ thuật trồng, chăm bón và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo anh Thi, cây rau pó xôi là một cây rau khó tính, nếu chỉ trồng ngoài trời và chăm bón không đúng quy trình thì cây khó phát triển, pó xôi cũng rất khó bảo quản vận chuyển, nên để tiêu thụ ở các tỉnh xa cần phải có xe chuyên dụng.
Tuy khó khăn là vậy, nhưng anh Nguyễn Văn Thi cũng không nản lòng mà vừa làm vừa mày mò học hỏi trong khâu kỹ thuật cũng như liên hệ tìm đầu ra cho sản phẩm.
Trải qua bao khó khăn vất vả, đến nay, anh Nguyễn Văn Thi đã có một kết quả xứng đáng từ vườn rau pó xôi của mình. Hiện tại, anh không chỉ có kinh nghiệm, kỹ thuật để trồng cây rau pó xôi phát triển tốt mà anh đã tìm được đầu ra ổn định.
Rau nơi đây là nguồn cung cấp rau sạch cho 2 hệ thống siêu thị lớn là Big C và Metro. Gia đình anh Nguyễn Văn Thi cũng đã nhận được Bằng khen của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng về mô hình trồng rau sạch này.
Được biết, 1ha rau pó xôi của gia đình anh đang cho thu hoạch 6 - 7 tạ rau/ngày. Với giá cả thị trường hiện nay, sau khi trừ hết chi phí, gia đình anh thu nhập gần 100 triệu đồng/1 tháng.
Nhìn những luống rau pó xôi phát triển tốt, anh Nguyễn Văn Thi vui vẻ cho biết: “Đến nay thì cây rau pó xôi đã gắn bó với tôi rồi. Lúc đầu trồng rất khó nhưng khi có kỹ thuật rồi, mình trồng và chăm sóc đúng quy trình thì cây đã phát triển tốt. Điều quan trọng là nông dân phải cẩn trọng trong khâu chọn giống và sử dụng phân bón.
Ngày xưa, khi trồng những loại cây khác, mỗi năm nếu được mùa, được giá cũng chỉ mang về cho gia đình tôi khoảng 200 triệu đồng/1ha sản xuất. Hiện nay, với cây pó xôi, mỗi năm gia đình tôi thu nhập gần 1 tỷ đồng”.
Mô hình trồng rau pó xôi của anh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đang giúp cho 10 lao động của địa phương có công ăn việc làm ổn định với thu nhập gần 4,5 triệu đồng/1 tháng.
Đánh giá về mô hình trồng rau pó xôi của gia đình anh Nguyễn Văn Thi, ông Trần Phi, cán bộ khuyến nông xã Lát cho biết: “Đây là mô hình trồng rau pó xôi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao có quy mô và bài bản nhất tại địa phương.
Mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị là mô hình hay. Chúng tôi nghiên cứu, xem xét để nhân rộng mô hình của gia đình anh Thi cho người dân địa phương, hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích”.
Related news
Là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những cách làm hay, mô hình mới, thời gian qua, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.